»

Thứ sáu, 22/11/2024, 12:07:59 PM (GMT+7)

Không phải bồi thường nếu dự án ở Sơn Trà cấp phép sai

(16:55:46 PM 24/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Theo TS Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đối với một quyết định cấp phép đầu tư hợp pháp, nếu thay đổi sẽ phải bồi thường cho chủ đầu tư, còn nếu cấp phép sai thì không phải bồi thường.

Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng cho biết lãnh đạo đơn vị và Viện Sinh thái học Miền Nam (trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) vừa gửi thư kiến nghị đến các cơ quan Trung ương và TP.Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến “Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên bán đảo Sơn Trà".

 

Không[-]phải[-]bồi[-]thường[-]nếu[-]dự[-]án[-]ở[-]Sơn[-]Trà[-]cấp[-]phép[-]sai
40 móng biệt thự tại Sơn Trà
 
Kiến nghị nêu rõ, cần xác định Sơn Trà là một vườn quốc gia thuộc hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, hoàn trả lại diện tích rừng của bán đảo Sơn Trà đã bị chuyển sang cho việc quy hoạch du lịch; tiến hành khảo sát xác định phạm vi, ranh giới, diện tích chính xác của vườn quốc gia Sơn Trà trên thực địa và trên bản đồ, bao gồm cả hợp phần trên cạn và hợp phần biển ven bờ.
 
Để làm được việc này, bản kiến nghị nêu rằng phải giữ nguyên hiện trạng ở Sơn Trà, không xây dựng mới các công trình hạ tầng và du lịch, tháo bỏ ngay 40 móng biệt thự đã xây trái phép. Yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện các biện pháp chống trôi đất xuống biển trước mùa mưa bão 2017.
 
Các đại biểu và nhà khoa học cũng kiến nghị UBND Đà Nẵng và Chính phủ không quy hoạch bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch quốc gia để ưu tiên tập trung cho quy hoạch bán đảo Sơn Trà thành khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đồng thời, thành lập đoàn kiểm tra đánh giá hiện trạng các dự án đầu tư trên bán đảo Sơn Trà để có các giải pháp chấn chỉnh và cải thiện hiệu quả của hoạt động du lịch.
 
Tuy nhiên, một trong những bên có lợi ích mật thiết với Sơn Trà là chủ đầu tư của những công trình tại đây. Việc xử lý để hài hòa lợi ích các bên là điều không dễ. Bởi vì hiện nay, Sơn Trà có 25 dự án, trong đó có 18 dự án đầu tư phát triển du lịch có lưu trú cho nhà đầu tư trong nước được Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư từ trước năm 2012.
 
Tính đến nay, có 11/18 dự án du lịch đã ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích khoảng 344 ha. Có 3 dự án đã đầu tư (hoặc đầu tư hoàn chỉnh một phần) và đưa vào hoạt động với tổng số phòng là 253 phòng; 1 dự án đang triển khai và chưa hoàn thành là dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa; 3 dự án đã triển khai một phần, đang tạm dừng; 11 dự án chưa triển khai.
 
Trao đổi với phóng viên, TS Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, về mặt pháp lý, một quyết định cấp phép đầu tư hợp pháp thì nếu thay đổi sẽ phải bồi thường cho họ. Theo đó, để vô hiệu hóa quyết định cấp phép trước đó thì cần có quyết định thu hồi.
 
Không[-]phải[-]bồi[-]thường[-]nếu[-]dự[-]án[-]ở[-]Sơn[-]Trà[-]cấp[-]phép[-]sai
TS Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
 
Theo ông Hảo, nếu người ta chứng minh được quyết định cấp phép trước kia là hợp pháp thì quyết định thu hồi là bất hợp pháp. Nếu tự nguyện bồi thường và thỏa thuận được với nhau thì tốt, còn không thỏa thuận được với nhau thì chủ đầu tư có thể kiện ra tòa và cơ quan nhà nước phải thực hiện trách nhiệm bồi thường theo luật. Việc bồi thường có thể là bằng tiền hoặc bằng một dự án khác.
 
“Còn nếu cơ quan chức năng phát hiện ra việc cấp phép cho dự án là trái pháp luật thì không phải bồi thường gì cả”, ông Hảo nói.
 
Cùng góc nhìn, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) chia sẻ với Một Thế Giới rằng, khi dự án đã được cấp phép đầu tư, giờ dỡ bỏ thì nếu giấy phép đúng thẩm quyền và đúng quy hoạch thì UBND TP.Đà Nẵng phải bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư, còn nếu không đúng quy hoạch thì 2 phía phải chịu trách nhiệm.
 
“Bản thân nhà đầu tư biết quy hoach không có mà vẫn cứ xin làm thì anh phải tự chịu, không được bồi thường, còn người cấp phép cũng phải chịu trách nhiệm”, ông Thịnh nói.
 
Trước đó, tại cuộc họp liên quan đến quy hoạch Sơn Trà, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị trong 3 tháng tới chưa triển khai quy hoạch này để tiếp thu ý kiến hoàn toàn khách quan.
 
TP.Đà Nẵng cũng yêu cầu các sở, ban, ngành nhanh chóng triển khai rà soát, làm việc với các nhà đầu tư tại bán đảo Sơn Trà trong thời gian 20 ngày để xem xét dự án nào được triển khai, dự án nào không, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp có vướng mắc, khó khăn gì sẽ nhanh chóng xử lý.
 
Hoài Phong/báo Một Thế Giới
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không phải bồi thường nếu dự án ở Sơn Trà cấp phép sai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI