»

Thứ năm, 31/10/2024, 06:21:20 AM (GMT+7)

Gia Lai: Thương lái Trung Quốc “tận thu” rễ tiêu Tin mới nhất

(16:21:24 PM 15/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Thời gian gần đây, tại các xã Bờ Ngoong, Ia Blang, Ia Glai, Ia Tiêm (huyện Chư Sê) - xuất hiện thương lái người Trung Quốc đi cùng phiên dịch thông qua tiểu thương địa phương thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu còn sống. Cảnh giác tình trạng thu mua để phá hoại, chính quyền các cấp đã vào cuộc, vận động người dân không được chặt phá bừa bãi gốc, rễ cây tiêu đem bán.

Việc chặt phá rễ khiến cây tiêu còi cọc, không phát triển.
 
 
Thu mua ồ ạt
 
Tiểu thương địa phương cho hay, các thương lái người Trung Quốc luôn có phiên dịch đi cùng để dễ dàng trong việc thu mua. “Họ nói chỉ mua gốc và rễ của cây hồ tiêu còn sống, không mua rễ chết. Thu gom bao nhiêu mua hết bấy nhiêu” - ông Mai Xuân Dũng (trú xã Ia Blang, huyện Chư Sê) - khẳng định.
 
Rất nhiều người dân bỗng chốc có “việc làm” là đi thu gom gốc, rễ cây tiêu đem bán với giá 45.000 đồng/kg. Sự việc cao trào khi nhiều người dân ồ ạt đào bới để đem bán. Đặc biệt, liên tiếp xảy ra hiện tượng đào trộm gốc, rễ tiêu của người khác đem bán, gây mất an ninh trật tự. Trước khi sự việc mất kiểm soát, UBND huyện Chư Sê đã phải ra văn bản gửi chính quyền các xã nghiêm cấm việc đào bới gốc, rễ tiêu.
 
Ông Dũng cho biết, khi đang trên đường đưa “hàng” lên TP.Pleiku thì bị CA xã Ia Blang tạm giữ, tịch thu toàn bộ rễ tiêu. “Vẫn còn rất nhiều người dân gọi điện thoại đến bán cho tôi” - ông Dũng tiếc rẻ.
 
Ông Dũng cho hay, không biết thu mua để làm gì, chỉ nghe theo sự dẫn dắt của ông Lê Thành Thiết và ông Nguyễn Ngọc Thúy (cùng trú P.Tây Sơn, TP.Pleiku) dưới sự đặt hàng của một thương lái người Trung Quốc - tên A Trung, số ĐTDĐ: 8613557379...).
 
Tình trạng xuất hiện thương lái Trung Quốc thu mua kiểu “tận thu” khiến việc ngăn chặn của chính quyền địa phương chỉ là “bắt cóc bỏ dĩa”. 
 

Người dân thu gom rễ tiêu chờ bán cho thương lái người Trung Quốc. 
 
Âm mưu phá hoại?
 
Chính quyền địa phương cho rằng, thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ tiêu để xay rồi trộn vào sản phẩm hồ tiêu chất lượng nhằm kiếm lời, làm xấu hình ảnh của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.
 
“Gốc, rễ tiêu cũng có vị cay, có thể họ mua rồi làm mịn ra, trộn vào sẽ bán lợi chênh lệch thêm 50.000 - 70.000 đồng/kg. Cũng không ngoại trừ người Trung Quốc làm như vậy”, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê - nói. Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai đưa ra nghi vấn - có thể người Trung Quốc mua về, chế ra các chế phẩm gây hại trên cây hồ tiêu, sau đó xuất sang Việt Nam bởi gốc, rễ hồ tiêu của những cây già cỗi tồn tại rất nhiều mầm bệnh.
 
Giám đốc Sở NNPTNT - ông Kpă Thuyên khẳng định: “Nếu việc thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu nhằm phá hoại ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Gia Lai thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế chung của cả nước”.
 
Theo ông Thuyên, nhằm ngăn chặn triệt để việc thu mua gốc, rễ cây hồ tiêu còn sống, Sở NNPTNT đã phối hợp với CA, UBND huyện Chư Sê giám sát những địa phương đang xảy ra hiện tượng đào bới để kịp thời ngăn cản. “Ngoài ra, chính quyền các cấp cần tuyên truyền, vận động người dân hiểu các thương lái Trung Quốc thu mua gốc, rễ tiêu có thể là một âm mưu phá hoại để bà con cảnh giác” - ông Kpă Thuyên nói thêm.
 
Chư Sê được xem là vựa tiêu trọng điểm của cả nước, mỗi năm mang lại hàng nghìn tỉ đồng nguồn lợi cho tỉnh Gia Lai. Việc thương lái người Trung Quốc thu mua rễ, gốc của cây tiêu còn sống theo kiểu “bình mới, rượu cũ” khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng đó là hành động phá hoại của những thương lái Trung Quốc?
(Theo LĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gia Lai: Thương lái Trung Quốc “tận thu” rễ tiêu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI