»

Thứ tư, 30/10/2024, 22:19:24 PM (GMT+7)

ECOLIFE: Mô hình Du lịch Sinh thái Cộng đồng cần được nhân rộng

(08:30:30 AM 09/04/2015)
(Tin Môi Trường) - ECOLIFE là dự án về xây dựng và vận hành Du lịch Sinh thái Cộng đồng (DLSTCĐ) ở Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp nhằm tạo sinh kế mới thân thiện với môi trường cho cộng đồng dân cư ven biển, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và bảo vệ tài nguyên môi trường biển bền vững

ECOLIFE:[-]Mô[-]hình[-]Du[-]lịch[-]Sinh[-]thái[-]Cộng[-]đồng[-]cần[-]được[-]nhận[-]rộng

Bà Nguyễn Thu Huệ- Giám đốc MCD


Trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở nước ta, rất nhiều người dân vùng ven biển, đặc biệt là cộng đồng cư dân nghèo đã, đang và có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, nhu cầu kiếm sống là một trong những áp lực cho tài nguyên môi trường thiên nhiên, đặc biệt là nghề khai thác biển. Nguồn lợi ngày một cạn kiệt, môi trường biển bị ô nhiễm…Và dự án ECOLIFE ra đời với lý do nhằm giúp người dân vùng ven biển các địa phương trong cả nước giảm sự phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển. Mô hình này, cách làm ấy chỉ có ở Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD).


Thử nghiệm ban đầu ở vùng châu thổ sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) cho thấy đây là hướng đi khả quan.
 
Dự án đã triển khai được hơn 10 năm, nhìn lại chặng được đã qua cho thấy: Cộng đồng là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Giai đoạn khởi sự (2006-2009), dự án đã thành công trong việc xây dựng những nền tảng cho DLSTCĐ. Dự án đã đào tạo người dân địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng nâng cao nhận thức và có ý thức BVMT, một nhóm nòng cốt khoảng 100 người có kỹ năng và kiến thức điều hành và quản lý các tua du lịch sinh thái tại nơi sinh sống của mình, cung cấp các dịch vụ DLSTCĐ như lưu trú tại nhà, ăn uống, văn nghệ, vận chuyển, quà tặng. Các sản phẩm tua DLSTCĐ  được thiết kế và đã, đang và sẽ vẫn thu hút được các khách du lịch là các nhà nghiên cứu môi trường và văn hóa, khách nước ngoài thăm và làm việc tại nước ta, sinh viên các trường đại học …Bình quân, mỗi năm ECOLIFE đã thu hút được gần 400 khách du lịch, trong đó có gần 50% là khách nước ngoài ở một địa phương.


Theo bà Hồ Thị Yến Thu, Phó Giám đốc MCD: Dự án đã được thành công theo thời gian và được cộng động địa phương ủng hộ, khách du lịch đón nhận. Trong giai đoạn cất cánh (2009-2011), dự án hướng tới hoàn thiện mô hình DLSTCĐ và vận hành mô hình dưới hình thức doanh nghiệp mà ở đó cộng đồng dân cư ven biển và các nhóm liên quan được nâng cao năng lực kinh doanh và thu được những lợi ích lâu bền về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm của mô hình cho các vùng ven biển khác. Sau hai năm, đã có khoảng 1500 người dân địa phương được tham gia và hưởng lợi từ mô hình DLSTCĐ thông qua hình thức Hợp tác xã; doanh nghiệp ECOLIFE được thành lập và hoạt động tốt, trở thành kênh kinh doanh DLSTCĐ phục vụ cho mô hình; chia sẻ những bài học về xây dựng mô hình nông thôn mới cho các vùng ven biển Việt Nam nơi người dân có thể ly nông nhưng không ly hương, giảm áp lực của di dân tới các đô thị và góp phần tạo dựng lực lượng lao động có kỹ năng tại nông thôn, ổn định xã hội; những cá nhân tham gia mô hình có đủ năng lực và phẩm chất của doanh nhân xã hội, góp phần tạo dựng ra nhiều thế hệ doanh nhân xã hội cho đất nước.


Dự án ECOLIFE giai đoạn cất cánh đã được Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP) lựa chọn tham gia chương trình Hỗ trợ Doanh nhân Xã hội Việt Nam năm 2009. Chương trình này nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nhân xã hội, thông qua việc đầu tư trực tiếp vào các doanh nhân xã hội trong giai đoạn ban đầu, đồng thời lôi cuốn sự tham gia của tất cả các chủ thể có liên quan nhằm thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.


Một người dân ở Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định tâm sự: Nhờ có dự án này mà đời sống cộng đồng nơi đây được thay đổi, nhận thức về môi trường, biến đổi khí hậu, chú trọng đến việc sống thân thiện với môi trường, thiên nhiên. MCD đã trao cho chúng tôi “chiếc cần để biết câu cá”.


Hai Doanh nhân xã hội, hai doanh nhân của cộng đồng đã đem đến cho người dân ven biển vùng đồng bằng sông Hồng những điều mới là này chính là bà Nguyễn Thị Huệ và bà Hồ Thị Yến Thu. Hai doanh nhân này đã có hơn 10 năm hợp tác và hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn biển, yêu nghề, yêu cộng đồng. Chính điều đó đã và đang giúp họ vững tin tiếp bước mang kiến thức, niềm vui đến cho người dân ở nhiều địa phương ven biển.


Cái duyên và tình yêu biển, tình yêu cộng đồng đã gắn kết những doanh nhân này lại với nhau. Người đứng đầu của MCD hiện nay là Bà Nguyễn Thị Thu Huệ là cử nhân luật kinh tế và thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế và đã từng công tác tại công ty luật Baker&McKenizie, tham gia khoá học nâng cao tại khoa luật đại học Harvard, Hoa Kỳ. Mặc dù được rất nhiều doanh nghiệp ở Mỹ mời làm việc nhưng với long yêu nghề, tình yêu đất nước, vì cộng đồng Bà Huệ đã trở về với tất cả đam mê nhiệt huyết “được gần cộng đồng và làm cho cộng đồng”, Bà đã có nhiều năm và rất nhiều kỷ niệm nghề ở các tỉnh thành nông thôn, miền núi hay những vùng biển, hải đảo xa xôi của tổ quốc. Với mỗi người dân, Bà Huệ là người “ Rất cộng đồng” chị nói cho dân hiểu, dân làm và dân nghe. Do hiểu dân nên bà có cách dẫn dắt tổ chức và truyền được cảm hứng nhiệt huyết cho họ. Với những dự án mà MCD nói chung, hay ECOLIFE nói riêng đều mang đến những thành công nhất định đã gắn với bà và “thương hiệu MCD Việt Nam”.

Đồng hành và cùng đồng cam cộng khổ với Bà Huệ là Bà Hồ Yến Thu, thạc sĩ khoa học, được đào tạo ở trong và ngoài nước về địa chất công trình, quản lý công nghệ môi trường, quản lý dự án và quản trị tổ chức. Bà Thu đã có nhiều năm làm việc trong những lĩnh vực này ở các cấp. Với Bà Thu: được đem sức mình, kiến thức được đào tạo trước đây để cống hiến cho cộng đồng là niềm vinh dự và hạnh phúc. Và hạnh phúc hơn hết là được cộng đồng trong các vùng dự án của MCD đón nhận.

 

ECOLIFE:[-]Mô[-]hình[-]Du[-]lịch[-]Sinh[-]thái[-]Cộng[-]đồng[-]cần[-]được[-]nhận[-]rộng
 Bà Hồ Thị Yến Thu- Phó Giám đốc MCD

 

ECOLIFE: Mô hình Du lịch Sinh thái Cộng đồng cần được nhận rộng


Ecolife Café là một sáng kiến do lãnh đạo Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Vietnet, MCD và dự án ECOLIFE đề xuất nhằm thiết lập một Trung tâm thông tin du khách và giáo dục cộng đồng về biến đổi khí hậu gắn với đời sống văn hóa và giải trí của cộng đồng tại địa bàn dự án ECOLIFE. Sáng kiến đưa ra mô hình quán Cà phê kinh doanh các dịch vụ ẩm thực tại chỗ, kết hợp với các góc thông tin miễn phí sử dụng máy tính kết nối internet và các bảng tin hay tủ sách cập nhật kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu, các sinh kế bền vững v.v… do người dân thuộc nhóm nòng cốt DLSTCĐ vận hành dưới sự hỗ trợ và giám sát của cộng đồng.  Thông qua Ecolife Café, nhóm đề xuất dự án mong muốn đem lại giá trị gia tăng cho các hoạt động DLSTCĐ tại địa phương, kích thích tính sáng tạo trong kinh doanh DLSTCĐ, đồng thời tạo cơ hội và khuyến khích cộng đồng dân cư tiếp cận công nghệ thông tin và kiến thức mới, góp phần tăng chất lượng cuộc sống.

 

HỒNG MINH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: ECOLIFE: Mô hình Du lịch Sinh thái Cộng đồng cần được nhân rộng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI