Doanh nghiệp » Kinh doanh
Đổi đời nhờ gặp rùa vàng
(15:00:38 PM 10/04/2015)Gặp rùa nên đổi đời
Rùa vàng xưa nay được xem là loài động vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao và có khả năng chữa trị nhiều loại bệnh như đau nóng trong xương, đau nhức các khớp, ho lâu ngày… Có nơi cả làng đổ xô đi săn rùa vàng vì vậy. Câu chuyện lấy làm lạ này xảy ra ở một số xã của huyện miền núi Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa).
Làng Cả Đựa (xã Phúc Đường) là ngôi làng của người dân tộc Thái, ẩn khuất trong rừng sâu núi thẳm, đến nơi phải vượt qua cung đường rừng núi lầy lội, trơn trượt hàng chục cây số. Ngôi làng có 13 hộ dân sinh sống, hầu hết không biết chữ, sống chủ yếu bằng săn bắt.
Ông Lê Đình Dân, trưởng làng cho biết: “Ở ngôi làng này, hầu hết người dân đều nghèo đói, chỉ có nhà anh Lự Văn Nghĩa, Lự Văn Cạy là khá giả hơn bởi trước đó mấy năm, họ từng bắt được rùa vàng”.
Trước đây, nhà anh Nghĩa thuộc diện nghèo nhất làng nhưng chỉ sau một đêm, mọi thứ đã thay đổi. Năm 2002, anh Nghĩa đi săn, cả ngày không được con gì. Mệt quá anh ngồi bệt xuống đất, thấy dấu chân rùa nên đã chặt nứa đan thành bẫy, rọ rồi mang đặt ở đoạn suối gần dấu chân.
Đặt bẫy được hai tháng, anh quay lại kiểm tra thấy một con rùa vàng đang nằm trong rọ, trọng lượng gần 2 kg. Mai rùa có họa văn đẹp, dưới bụng có những đường sọc vàng… Bắt được rùa vàng, Nghĩa vượt đường rừng xuống thị trấn huyện bán với giá 30 triệu/kg rồi chạy ngay vào chợ mua một bao gạo lớn, 10 bộ quần áo cho vợ con, tiếp đó mua hai con trâu về cho con trai chăn.
Chỉ tay vào cơ ngơi nhà mình, anh hào hứng chia sẻ: “Trước đây, tôi bắt được con rùa vàng gần 2 kg, bán 50 triệu đồng nên mới có tiền xây nhà và mua được những đồ đạc như thế này”.
Người may mắn tiếp theo săn được rùa vàng là anh Cạy. Gần 20 năm nay, dù trời nắng hay mưa, anh đều gắn bó với núi rừng, bởi nghề săn rùa cho anh cơ hội đổi đời nhanh hơn làm nương, làm rẫy. Chia sẻ về quá trình làm nghề, anh Cạy cho biết, rùa vàng sống ven các suối, các khe rãnh trong rừng núi, trên độ cao 1.000 m. Ban ngày, chúng ẩn dưới những đống lá cây mục nát ven suối hay ẩn ở các khe rãnh, tối mới ra kiếm mồi.
Rùa vàng ăn các loại quả, lá cây, các loại rong, bèo mọc ở suối và các khe rãnh, sâu bọ. Chúng đặc biệt thích xác động vật chết lúc trương thối nên mồi nhử chúng phải để cho dậy mùi. Hôm nay bỏ mồi, đêm mai đến phục, nếu khu vực đó có rùa nhất định sẽ mò tới thưởng thức món khoái khẩu. “Cứ theo 'sở thích' của nó rồi đặt bẫy nhất định sẽ thành công”, anh Cạy chia sẻ.
Bán rùa có tiền, những người dưới xuôi đều khuyên anh mua đất dưới xuôi đưa vợ con xuống, để con cái có cơ hội đi học, nhưng anh dứt khoát từ chối. Anh tâm sự: “Lên rừng mới có thể bắt được rùa vàng, ở dưới xuôi thì lấy gì mà sống”.
“Cao thủ” săn rùa vàng Bùi Văn Mận.
Vì điều này, đến nay cả 5 người con của anh đều không được đi học, không biết chữ. Và nỗi buồn những đứa trẻ thất học ở đây cứ kéo dài như những cuộc săn bắt rùa vàng trong rừng sâu, núi thẳm của người lớn.
Cược mạng sống tìm “vàng”
Là một trong những thợ săn rùa vàng nổi tiếng, anh Cạy chia sẻ: “Nhiều người cho rằng, bắt được rùa vàng là may mắn đổi đời, nhưng thực tế cũng khiến nhiều người lâm vào khốn khổ. Ở làng có trường hợp bà Lự Thị Thanh, sau khi bắt được rùa vàng 0,4 kg bán được 10 triệu, gia đình bà bớt nghèo. Song từ đó đến nay, nhiều tai họa ập đến, con gái mắc nhiều căn bệnh hiểm nghèo, bà phải bán hết nhà cửa, đồ đạc có giá trị để chữa bệnh cho con vẫn không khỏi”.
Không những vậy, nhiều người dân còn bỏ hết việc đồng áng, tập trung đi săn rùa. Cách đây hơn chục năm, người ta mua bẫy, lờ, mồi để đi săn. Có nhà vay mượn đến hàng mấy chục triệu, có nhà 5 người đều dồn hết nhân lực để kiếm rùa.
Nhà khác thì bỏ rừng, bỏ đồng ruộng cũng vì rùa. Trong số hàng trăm người đó, chỉ vài người bắt được rùa. Công việc vất vả, trèo đèo, lội suối, đi vào những nơi nguy hiểm có khi hàng tháng trời lại về tay không, thêm cảnh nợ nần chồng chất.
Trường hợp chị Diện, 3 năm mải miết săn vẫn không nhìn thấy dấu vết rùa đâu. Chỉ vào đồ nghề đi săn, chị than thở: “Chán lắm, bỏ công sức tiền bạc, cả chồng, con ở nhà để đi tìm kiếm “vàng” nhưng nào có thấy. Tôi cũng chỉ muốn gia đình đỡ khổ, con cái được đi học, chứ trên đồi núi hoang vu, heo hút này biết làm gì ra tiền”.
Cách đây 15 năm, anh Bùi Văn Mận săn được hai con rùa vàng rồi trở nên giàu có khiến ai nấy đều kinh ngạc. Cũng từ đó, người ta đổ đi săn rùa nhiều hơn với ước mơ được đổi đời như vậy.
Đổ xô đi săn rùa vàng mong đổi đời.
Nói về săn rùa, anh Mận nói, loài này sinh sống ở những vùng rừng âm u, nơi hiểm trở đầy rắn độc, thú dữ. Nhiều kẻ liều mạng chui sâu vào rừng tìm "vàng" để rồi bị rắn độc cắn không cứu chữa kịp, phải vĩnh viễn nằm lại rừng sâu.
Theo lời anh, ngày trước vào rừng rất dễ nhìn thấy rùa vàng. Có nhiều người đi thành một nhóm khoảng 5 - 7 người, trên tay mang đầy đủ dụng cụ từ các loại dao dựa, lồng bẫy, đi khắp ngõ ngách trong rừng nhưng vẫn không bắt được, vì không biết cách.
"Tôi chỉ đi một mình và tìm những nơi rùa có khả năng trú ngụ. Thường rùa vàng ẩn nấp trong những đống lá cây mục nát ven suối hay ẩn ở các khe rãnh, chúng thích xác động vật thối, nên cứ dựa vào đó mà đi kiếm”, anh kể.
Anh Mận dẫn chúng tôi ra một cánh rừng rộng lớn thuộc xã Xuân Thái. Dọc lối đi có nhiều loại bẫy khác nhau, có loại thắt cổ, loại kẹp chân, còn loại nhốt trong rọ là dành riêng cho rùa. Vượt qua hai cánh rừng đến một con suối, bẫy rùa đặt dọc con suối này. Cứ cách khoảng 50 m đặt một bẫy chìm dưới nước. Mồi cho rùa thường là cua chết, cá chết thối.
Theo anh, rùa vàng bây giờ rất hiếm. Nếu may mắn thì cả tháng trời đặt bẫy săn được một con, nhưng có khi vài năm cũng không săn được con nào. Người ta săn rùa vàng với hy vọng đổi đời, còn anh, nay quan trọng nhất vẫn là mang được thức ăn về nhà. Chỉ cần mỗi chuyến đi săn mang được một cái gì về là anh mừng. Có thể là rau sắng, măng nứa, con chim…, miễn sao vợ con có cái ăn.
Đến cuối rừng, chiếc bẫy anh đặt trước đã vướng một con lợn rừng. Sợi dây chắc chắn, quấn ngang chân trước khiến con vật vùng vằng mãi. “Không bắt được rùa vàng, nhưng bắt được con lợn rừng này là cả tháng no nê rồi”, anh vui mừng.
Anh Mận cho biết, do những năm gần đây giá rùa vàng tăng cao nên nhiều người dưới xuôi lên đây tìm mua. Giá hiện tại của loại rùa này vào khoảng 300 triệu đồng/kg. Khi sang đến thị trường Trung Quốc, Hong Kong, mức giá này còn bị đẩy lên gấp nhiều lần, đến cả tỷ đồng mỗi cân. Cũng vì cái giá quá cao nên người săn cũng lắm. Săn mãi thì rùa cũng cạn kiệt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường
- 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
- Hàng trăm tỷ đồng "bán không khí" còn mắc kẹt chưa thể giải ngân
- Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời: Hoãn công bố báo cáo tài chính vì gặp sự kiện bất khả kháng
- Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu yêu cầu với khai thác nước sạch sông Đuống
- Nhà máy xử lý rác của Bảo Lộc sẽ dừng hoạt động
- Vinamilk góp mặt trong danh sách lần đầu công bố của Fortune cho khu vực Đông Nam Á
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.