»

Thứ tư, 30/10/2024, 14:19:49 PM (GMT+7)

Cuộc chiến tôn – thép: Tương lai thuộc về Hoa Sen hay Hòa Phát?

(16:49:18 PM 27/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Trong khi Hòa Phát hướng đến thị trường tôn vốn gồm những sản phẩm cũng sản xuất từ thép nhưng có giá trị gia tăng cao hơn, ít cạnh tranh hơn, giá cả và biên lợi nhuận ổn định hơn thì Hoa Sen đang là “vua tôn” lại quay về với thị trường thép vốn khá bấp bênh về giá do tính cạnh tranh quá lớn.

Hoa Sen và Hòa Phát đang tạo ra một cuộc chiến tôn – thép đầy thú vị. Ngay sau khi “vua thép” Hòa Phát quyết định chi ra 4.000 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất tôn mạ màu công suất 400.000 tấn/năm như là một động thái mạnh mẽ để xâm nhập thị trường tôn thì “vua tôn” Hoa Sen cũng đáp trả bằng động thái còn mạnh mẽ hơn rất nhiều khi quyết định đầu tư siêu dự án thép 10,6 tỷ USD với tổng công suất lên tới 16 triệu tấn/năm trên vùng biển Cà Ná, Ninh Thuận.

 
Cuộc[-]chiến[-]tôn[-]–[-]thép:[-]Tương[-]lai[-]thuộc[-]về[-]Hoa[-]Sen[-]hay[-]Hòa[-]Phát?
Cuộc chiến tôn – thép: Tương lai thuộc về Hoa Sen hay Hòa Phát?
 
Nghe thì có vẻ tiềm lực tài chính của Hoa Sen rất dồi dào và có thể “đè bẹp” cả Hòa Phát nhưng thực tế lại quá trái ngược. Tính đến hết ngày 30/06/2016, tổng tài sản của Hòa Phát ở mức 27.675 tỷ đồng, gấp gần 3 lần con số 9.523 tỷ đồng của Hoa Sen.
 
Còn nếu xét về vốn chủ sở hữu, Hòa Phát còn “đè bẹp” Hoa Sen hơn nữa. Cụ thể, tính đến hết ngày 30/06/2016, vốn chủ sở hữu của Hòa Phát là 17.525 tỷ đồng, gấp 4,75 lần con số 3.688 tỷ đồng của Hoa Sen.
 
Đến đây thì một câu hỏi đặt ra là, nếu thực sự ngành thép hấp dẫn đến mức “ngu gì không làm thép” như lời ông Vũ Chủ tịch Hoa Sen nói trước cổ đông thì tại sao với tiềm lực tài chính lớn vượt trội so với Hoa Sen, Hòa Phát lại không đầu tư siêu dự án thép, hoặc ít nhất là tăng mạnh công suất so với mức hiện tại?
 
Hiện năng lực sản xuất thép xây dựng của Hòa Phát ở mức khoảng 180.000 tấn/tháng, tương đương 2 triệu tấn/năm. Con số này chỉ bằng 1/8 tổng công suất siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná và bằng 2/3 công suất giai đoạn I của siêu dự án này (dự kiến triển khai trong 3 năm 2017 – 2019).
 
Nếu để ý thì có thể thấy một khác biệt rất lớn trong định hướng của Hoa Sen và Hòa Phát. Trong khi Hòa Phát đang hướng đến thị trường tôn vốn gồm những sản phẩm cũng sản xuất từ thép nhưng có giá trị gia tăng cao hơn, ít cạnh tranh hơn, giá cả và biên lợi nhuận ổn định hơn thì Hoa Sen đang là “vua tôn” lại quay về với thị trường thép vốn khá bấp bênh về giá do tính cạnh tranh quá lớn cả trong và ngoài nước.
 
Nói nôm na là, Hòa Phát phát triển theo chiều xuôi, còn Hoa Sen phát triển theo chiều ngược.
 
Một điều cũng rất quan trọng là việc đầu tư siêu dự án gắn liền với rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính. Gánh nặng nợ gốc và lãi vay thật không phải chuyện đơn giản, đặc biệt là nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền trong thời gian tương đối dài, thường xảy ra do diễn biến giá sản phẩm giảm xuống và giữ ở mức thấp trong trung và dài hạn.
 
Điển hình nhất là trường hợp của Hoàng Anh Gia Lai. Dù không đầu tư tới mức siêu dự án vào nông nghiệp và vốn chủ sở hữu cũng ở mức rất cao, vậy mà khi có biến động về giá thế giới, đặc biệt là giá cao su, đã đẩy Hoàng Anh Gia Lai đến cảnh phải “bán con trả nợ”.
 
Thực tế thì xưa nay giá thép vẫn thường không ổn định nên rủi ro này nếu xảy ra với trường hợp siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná thì cũng không phải là điều gì bất ngờ.
 
Hiện nay, tổng nợ vay của Hoa Sen đang gấp 1,25 lần vốn chủ sở hữu. Đây không phải là con số thấp. Tỷ lệ này ở Hòa Phát hiện chỉ là 0,33 lần.
 
Một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu chỉ hơn 3.600 tỷ đồng, nợ vay gấp 1,25 lần vốn chủ sở hữu mà lại đi triển khai dự án 230.000 tỷ đồng có lẽ là điều khá khó tin. Ngay cả khi chỉ triển khai phân kỳ 1 giai đoạn I với tổng mức đầu tư 11.500 tỷ đồng cũng đã là một gánh nặng lớn cho dù có ưu đãi đến đâu. Không ai quên Chính phủ Lào từng có những ưu đãi đặc biệt cho Hoàng Anh Gia Lai.
 
Những khó khăn mà Hoa Sen có thể gặp phải khi “liều mình” đầu tư siêu dự án thép là khá rõ ràng và là yếu tố quyết định đến cuộc chiến tôn – thép giữa Hoa Sen và Hòa Phát.
 
Nhưng chưa cần biết hiệu quả thực tế trong tương lai của dự án thép Hoa Sen Cà Ná sẽ đến đâu, chỉ biết rằng thời điểm hiện tại đang là thời điểm tuyệt vời để Hòa Phát xâm nhập và chiếm lấy vị trí số 1 thị trường tôn. Bởi việc Hoa Sen dồn lực đầu tư cho siêu dự án thép chắc chắn sẽ khiến mảng tôn bị giảm nguồn lực đầu tư mới, sức chống đỡ các đợt tấn công của Hòa Phát theo đó cũng sẽ không được bền bỉ như trước.
 
Nếu không cẩn thận, Hoa Sen sẽ mất “cả chì lẫn chài” vào tay Hòa Phát.
( Theo VietnamFinance)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cuộc chiến tôn – thép: Tương lai thuộc về Hoa Sen hay Hòa Phát?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI