»

Thứ tư, 30/10/2024, 12:17:59 PM (GMT+7)

Bình Thuận: Siêu “hố bom” titan bức tử khu du lịch, đe dọa người dân

(18:08:54 PM 17/08/2017)
(Tin Môi Trường) - Trữ lượng chưa được thăm dò chính xác, điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng còn nhiều hạn chế nhưng hiện có đến 7 đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản titan-zircon tại huyện Hàm Thuận Nam với diện tích hơn 2.542ha.

Bình[-]Thuận:[-]Siêu[-]“hố[-]bom”[-]titan[-]bức[-]tử[-]khu[-]du[-]lịch,[-]đe[-]dọa[-]người[-]dân

Bụi phủ mù mịt trên những tuyến đường xe chở Titan đi ngang qua.
 
Ngổn ngang những nỗi lo
 
Theo thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận, trên địa bàn tỉnh đang có 7 dự án khai thác titan được bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép với diện tích hơn 2.542ha. Hầu hết các dự án nằm trong quy hoạch tập trung tại xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam).
 
Tuy nhiên, điều lạ lùng là các dự án khai thác titan đều được quy hoạch dọc ven biển, nơi có địa hình tương đối cao. Dưới chân các mỏ titan là đường dân sinh và khu dân cư. Các chuyên gia cho biết, với địa hình này, quá trình khai thác luôn tiềm ẩn nguy cơ rất cao về sự cố môi trường.
 
Mặt khác, các đơn vị tham gia khai thác titan mặc dù được cấp phép nhưng tiềm lực và năng lực khai thác lại có phần hạn chế. Cho đến thời điểm hiện tại, gần như tất cả các dự án được cấp phép đều bị buộc tạm ngừng do không đủ điều kiện khai thác.
 
Theo phản ánh của người dân, mặc dù bị chính quyền tỉnh Bình Thuận “tuýt còi”, tước quyền khai thác, các doanh nghiệp trên vẫn lén lút đưa thiết bị máy móc và công nhân vào các mỏ titan để làm chui.
 
Theo ghi nhận của PV, tại địa bàn xã Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam), các quả đồi bị cày xới nham nhở, hàng loạt hồ chứa nhân tạo được hình thành trong quá trình khai thác titan. Phía ngoài được bao bọc bởi một lớp cát mỏng, bên trong là hàng ngàn mét khối bùn đỏ, nước đãi titan...
 
Người dân trong vùng quen gọi các hồ chứa này là siêu “hố bom”. Bởi lẽ, hầu hết chúng đều nằm trên các quảđồi cao, dưới chân là khu dân cư. Mưa xuống là người dân lại thấp thỏm đứng ngồi không yên vì nguy cơ vỡ hồ chứa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
 
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chiến (56 tuổi, trú huyện Hàm Thuận Nam) cho biết: “Mới đầu, khi nghe thông tin về việc triển khai các dự án khai thác titan tại Hàm Thuận Nam ai cũng phấn khởi. Bởi, người ta “vẽ” ra viễn cảnh xán lạn, thay đổi bộ mặt của địa phương. Nhưng các dự án triển khai được vài năm thì ai cũng “méo mặt” vì hệ lụy khôn lường từ việc khai thác titan gây ra.
 
Cụ thể, các mỏ khai thác nằm ngay sát vách khu dân cư, tiếng ồn từ các phương tiện, trang thiết bị khai thác khiến chúng tôi inh tai, nhức óc”.
 
“Đường sá thì phủ ngập bùn đất, bụi mù mịt, xuống cấp vì việc vận chuyển titan. Chỉ sau một thời gian ngắn, cảnh quan môi trường biến đổi chóng mặt, mặt đất bị cày xới, các hồ chứa nước đãi titan khổng lồ, chứa đầy bùn đỏ và quặng titan dần hình thành trên đỉnh các quả đồi.
 
Mỗi khi trời mưa, chúng tôi lại nơm nớp lo sợ vỡ hồ chứa. Nhà cửa chúng tôi nằm ngay dưới chân các hồ chứa khổng lồ trên. Vỡ hồ là chết chắc”, ông Chiến cho biết thêm.
 
Nguy cơ trên đã trở thành sự thật khi giữa năm 2016, một hồ chứa nước đãi titan trên địa bàn xã Thuận Quý bất ngờ bị vỡ. Hàng ngàn mét khối nước, bùn đỏ từ trên cao đổ xuống xé toạc đồi cát, cuốn theo đất, bùn đỏ tràn ngập khu vực rộng hàng ha, đổ ra biển. Hơn 200m đường dân sinh bị cô lập do bùn vùi lấp.
 
“Chỉ sau một đêm, khắp nơi đâu đâu cũng toàn bùn đỏ, tài sản, vật dụng đều bị cuốn trôi theo dòng “lũ bùn”. Phải mất cả tuần lễ chúng tôi mới cơ bản dọn dẹp xong. Sau sự cố, phía doanh nghiệp cũng có hứa hẹn bồi thường. Tuy nhiên, “cơn lũ” trên chủ yếu là nước đãi trong quá trình khai thác titan, chứa đầy quặng kim loại. Nó tràn xuống, thấm sâu xuống lòng đất. Hậu quả môi trường về lâu dài là không thể nói trước được”, ông Chiến bày tỏ thêm.
 
Bình[-]Thuận:[-]Siêu[-]“hố[-]bom”[-]titan[-]bức[-]tử[-]khu[-]du[-]lịch,[-]đe[-]dọa[-]người[-]dân
Hồ chứa nước đãi Titan có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
 
Không chỉ là quả bom “hẹn giờ” treo lơ lửng trên đầu người dân, cuộc sống của các hộ dân sống gần khu mỏ titan cũng thực sự bịđảo lộn, bị cuốn theo “vòng xoáy” mang tên titan.
 
Bà Trần Thị Năm (trú xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam) bức xúc: “Máy móc hoạt động ầm ầm suốt ngày đêm, nhà tôi chỉ cách mỏ khai thác chưa tới 800m nên ngồi trong nhà mà cứ như ngồi trên máy rung. Các chú thấy đấy, tường nhà đều bị nứt nẻ... chạy thành từng đường “lượn sóng”. Nếu hoạt động khai thác cứ rầm rộ diễn ra thì nhà chúng tôi không biết lúc nào sập. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền”.
 
Ngưng trệ các dự án du lịch
 
Trước khi được đưa vào quy hoạch vùng trọng điểm khai thác titan, khu vực này là vùng đệm được rất nhiều nhà đầu tư nhắm đến để phát triển du lịch. Thực tế, rất nhiều người đã đổ không ít tiền bạc để đầu tư xây dựng các khu resort, nghỉ dưỡng tại đây. 
 
Bà Trần Thị Nam, chủ khu resort Hiếu Nam cho biết: “Vào tháng 6/2016, sự cố vỡ hồ chứa nước đãi titan của công ty Tân Quang Cường khiến khoảng 3.000m³ bùn đỏ, nước thải quặng chảy tràn qua khu resort của chúng tôi gây ảnh hưởng nặng nề. Hầu hết đồ đạc, vật dụng trong khu du lịch đều bị cuốn trôi. Ao nuôi cá, vườn hoa lan mới đầu tư xây dựng trị giá hàng trăm triệu đồng cũng bị vùi lấp không thương tiếc. Sau sự cố trên, chúng tôi cũng không dám đầu tư nữa”.
 
Cùng chung cảnh ngộ với bà Nam, ông Nguyễn Văn Đức (51 tuổi, trú xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam) bày tỏ: “Gia đình bỏ tiền đầu tư làm vườn với diện tích hơn 8.000m² nhưng sau sự cố vỡ hồ chứa thì hoàn toàn mất trắng, giờ cũng chẳng còn tâm trí làm tiếp nữa”.
 
Không chỉ ông Đức, bà Nam, rất nhiều nhà đầu tư có ý định, thậm chí đã bắt tay vào việc xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng tại khu vực này cũng trở nên ngao ngán. Nhiều nhà đầu tư đã dừng triển khai đầu tư từ khi các doanh nghiệp khai khoáng “nhảy vào” xin được giấy phép khai thác titan từ bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Liên quan đến vấn đề khai thác, sử dụng khoáng sản titan-zircon ở Bình Thuận, một số nhà khoa học đã chỉ ra hàng loạt bất cập. Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng, con số chính xác trữ lượng titan trên địa bàn Hàm Thuận Nam thực tế là “ảo”. Việc đánh giá trữ lượng, nhận định về “sức mạnh kinh tế” do titan mang lại đang có sự chênh lệch khá lớn so với thực tế.
 
Chính UBND tỉnh Bình Thuận cũng thừa nhận việc lập quy hoạch khai thác titan nằm dọc ven biển, nơi có địa hình cao là không an toàn, rất dễ xảy ra sự cố môi trường.

 

Hiệu quả chưa cao
 
Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 15 điểm mỏ quặng titan chủ yếu tập trung tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tuy Phong. Tuy nhiên, việc quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, sa khoáng titan còn nhiều bất cập, chưa đem lại hiệu quả cao. 
 
Đến nay, bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 8 giấy phép khai thác trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 2.542ha, tổng trữ lượng 7,5 triệu tấn. Trong đó, 1 giấy phép đã hết hạn, 2 giấy phép chưa đầu tư xây dựng cơ bản mỏ, các giấy phép còn lại có triển khai nhưng hiện tạm dừng khai thác để hoàn tất thủ tục theo quy định.
Theo Trang Chi (NĐT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Thuận: Siêu “hố bom” titan bức tử khu du lịch, đe dọa người dân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI