»

Thứ năm, 31/10/2024, 14:25:15 PM (GMT+7)

Sữa nước: “Miếng bánh” siêu lợi nhuận

(16:52:45 PM 03/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Năm 2012, doanh thu từ nhóm sữa nước đạt hơn 15.500 tỉ đồng, gấp 10 lần so với nhóm sản phẩm sữa bột

Theo Tetra Pak - công ty dẫn đầu thế giới về chế biến và đóng gói thực phẩm - mức tiêu thụ sữa đang tăng mạnh ở Việt Nam. Nếu năm 2004 có khoảng 580 triệu lít sữa được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì dự tính đến năm 2013 sẽ là 2 tỉ lít.

 

Sân chơi bắt đầu sôi động

 

Ông Trương Văn Toàn, Giám đốc đối ngoại và pháp lý của FrieslandCampina, cho biết trước năm 1995, khi FrieslandCampina chưa vào thị trường Việt Nam, mức tiêu thụ sữa trên đầu người của người Việt Nam dưới 3 lít/người/năm. Những năm sau đó, mức tiêu thụ tăng lên khoảng 10 lít/người/năm và hiện nay là khoảng 15 lít/người/năm. Tuy nhiên, mức tiêu thụ này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam có xu hướng tiếp tục gia tăng nên tiềm năng tăng trưởng thị trường sữa và các thức uống dinh dưỡng từ sữa vẫn còn cao.
 
 
Nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam đang tăng cao. Trong ảnh: Khách hàng mua sữa nước tại một siêu thị ở TP HCM. Ảnh: HỒNG THÚY
 

Theo khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và thị trường sữa năm 2012, dự báo năm 2013 của TS Tống Xuân Chinh, Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện Vinamilk dẫn đầu thị phần sản xuất sữa trên thị trường Việt Nam với 40%, kế đến là Dutch Lady chiếm 25%, Mộc Châu 10%, Công ty CP Sữa Quốc tế IDP 5%, Hanoimilk 5% và các công ty khác 15%. Báo cáo của Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Euromonitor cho thấy doanh thu từ các sản phẩm sữa nước năm 2012 tăng trưởng 21% so với năm 2011. Kết quả nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho thấy trong 3 tháng đầu năm 2013, sản phẩm sữa tại thị trường nông thôn đã tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2012...

 

Mặc dù trên thị trường đã có sự xuất hiện của một số nhãn hiệu sữa nước ngoại nhập nhưng nhìn chung, hiện sữa nước vẫn là sân chơi riêng của các nhà sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp (DN) nội tập trung đầu tư vào thị trường sữa nước không chịu áp lực cạnh tranh quá lớn với các công ty nước ngoài mà chủ yếu cạnh tranh với nhau nên vẫn có nhiều cơ hội phát triển ở thị trường đầy tiềm năng này. Năm 2012, doanh thu từ nhóm sữa nước đạt hơn 15.500 tỉ đồng, gấp 10 lần so với nhóm sản phẩm sữa bột.

 

Chỉ 30% là sữa tươi

 

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2013, tổng đàn bò sữa cả nước đạt gần 170.000 con, trong đó số lượng bò đang cho sữa là 98.372 con, chiếm gần 59%. Tổng lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất năm 2012 đạt khoảng 381.740 tấn, tăng khoảng 10,5% so với năm 2011 nhưng chỉ đáp ứng khoảng 22% tổng lượng sữa tiêu dùng cho cả nước. Con số này đồng nghĩa với thực trạng hơn 70% sữa cho tiêu dùng trong nước phải nhập khẩu.

 

Giới chuyên môn cho rằng cuộc chiến sữa nước bắt đầu “nóng” hơn 2 năm trở lại đây từ khi có sự tham gia của một số thương hiệu mới như TH True Milk, sữa Ba Vì… và các câu chuyện ồn ào xung quanh sữa sạch, sữa tươi 100%, sữa hoàn nguyên (chế biến chủ yếu từ sữa bột). Còn theo Cục Chăn nuôi, thị trường sữa nước Việt Nam chỉ có khoảng 30% là sữa tươi, còn lại 70% là sữa hoàn nguyên. Một số DN như Vinamilk, sữa Mộc Châu, Ba Vì, TH True Milk… có tung ra thị trường sữa tươi 100%. Thế nhưng, việc mở rộng thị phần sữa tươi nguyên chất vẫn còn nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu sữa bò tươi trong nước không ổn định, đáp ứng chưa tới 30% nhu cầu sản xuất đã tạo ra các cuộc cạnh tranh về giá thu mua nguyên liệu giữa các công ty sản xuất sữa...

 

Ông Trương Văn Toàn cho rằng cạnh tranh bao giờ cũng đem lại lợi ích cho người tiêu dùng vì ngày càng có nhiều sản phẩm thực sự có chất lượng cao được sản xuất để cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm có uy tín và thương hiệu lâu năm với sự ổn định về chất lượng sẽ luôn chiếm được sự tin dùng của khách hàng.
 
 

Xây dựng vùng nguyên liệu

 

Do nhu cầu về nguyên liệu, hiện các DN sữa đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, trang trại nuôi bò sữa hiện đại hoặc hỗ trợ nông dân nuôi bò. Vinamilk, TH True Milk, Mộc Châu… là những DN đi đầu trong việc phát triển vùng nguyên liệu bò sữa.

 

Cụ thể, Vinamilk bỏ ra hơn 700 tỉ đồng để xây dựng 5 trang trại bò sữa hiện có 8.100 con và khởi động trang trại bò sữa ở Thanh Hóa với quy mô 3.000 con. Cũng tại Thanh Hóa, Chính phủ đã đồng ý cho Vinamilk hợp tác với Nông trường Thống Nhất phát triển trang trại bò 25.000 con trên diện tích 2.600 ha. TH True Milk thì đầu tư 350 triệu USD để xây dựng trang trại bò sữa ở Nghệ An và có kế hoạch nâng đàn bò từ 22.000 con hiện tại lên 100.000 con trong thời gian tới. FrieslanCampina, IDP có chương trình hỗ trợ hàng ngàn hộ nông dân phát triển đàn bò nguyên liệu. Trong đó, FrieslandCampina vừa đề xuất giải pháp xây dựng các “Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững” và đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Hà Nam và một số tổ chức chuyên nghiệp của Hà Lan để hình thành dự án...

 
(Theo ĐÔNG NGHI/NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sữa nước: “Miếng bánh” siêu lợi nhuận

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"

(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

Tin Môi Trường
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

VACNE 30 năm
 Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng

(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI