Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Vẻ đẹp cổ kính, thanh bình của thị trấn vùng núi nước Đức
(15:34:56 PM 22/11/2012)
Phần lớn nhà cửa ở thị trấn cổ Garmisch-Partenkirchen của Đức được xây dựng theo lối kiến trúc Bavaria, với các bức tường bên ngoài được sơn trang trí bằng các bức tranh có nội dung lịch sử và tôn giáo. |
Garmisch-Partenkirchen là thị trấn nghỉ dưỡng vùng núi ở Bavaria, miền Nam nước Đức, trong lòng dãy núi Alpine. Ban đầu, Garmisch-Partenkirchen là hai thị trấn khác nhau nhưng đã được hợp nhất theo một quyết định của trùm phát xít Adolf Hitler để mang Thế vận hội mùa đông năm 1936 tới Đức. Ủy ban Thế vận hội quốc tế (IOC) khi đó đã định tước quyền chủ nhà của Đức với lý do không có đủ các phòng khách sạn ở thị trấn sở tại. Do đó, Hitler đã hợp nhất thị trấn Garmisch và Partenkirchen để tạo ra một thị trấn mới rộng hơn, đáp ứng yêu cầu của IOC.
Tọa lạc tại ngọn núi cao nhất của Đức, Zugspitze cao 2.743 km, thị trấn Garmisch-Partenkirchen là địa điểm lý tưởng cho Thế vận hội mùa đông năm 1936. Tại đây, môn trượt tuyết núi lần đầu tiên được tổ chức. Ngày nay, Garmisch-Partenkirchen không những là thị trấn du lịch nổi tiếng mà còn là trung tâm thể thao mùa đông đồng thời sỡ hữu nhiều khu trượt tuyết đẹp và lớn nhất của Đức.
Nét thanh bình của thị trấn cổ Garmisch-Partenkirchen của Đức. |
Bên cạnh khung cảnh thơ mộng, điểm quyến rũ khách du lịch của thị trấn của Đức còn đến từ những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Bavaria cổ, với tường bên ngoài được sơn trang trí bằng các bức tranh có nội dung lịch sử và tôn giáo rất đẹp và độc đáo hòa hợp với các ô cửa sổ đầy hoa.
Người dân xứ Bavaria có truyền thống trang trí bên ngoài ngôi nhà, cửa hàng cũng như các nhà thờ của mình bằng các bức tranh có tính chất tôn giáo và lịch sử thật lớn. Gần như mọi kiến trúc ở Garmisch-Partenkirchenbao đều được sơn những bức tranh như vậy ở mặt ngoài, tạo thành điểm nhấn ấn tượng và độc đáo cho thị trấn.
Cùng khám phá thị trấn cổ kính và thanh bình Garmisch-Partenkirchen của nước Đức trong chùm ảnh dưới đây:
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.