»

Thứ tư, 30/10/2024, 22:12:49 PM (GMT+7)

Tiết lộ bí mật khiến Vạn Lý Trường Thành xây "ngàn năm không đổ"

(12:39:05 PM 15/11/2017)
(Tin Môi Trường) - Suốt nghìn năm nay, Vạn Lý Trường Thành trở thành công trình biểu tượng, niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa. Điều gì khiến bức tường thành vĩ đại ấy vẫn thách thức cùng thời gian như vậy?

Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây liên tục bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ quốc gia khỏi sự tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.

 

Tiết[-]lộ[-]bí[-]mật[-]khiến[-]Vạn[-]Lý[-]Trường[-]Thành[-]xây[-]"ngàn[-]năm[-]không[-]đổ" 

Người Trung Hoa cổ đại dùng gạo nếp trộn cùng nhiều nguyên liệu khác để tạo nên loại vữa đặc biệt
 
Một số đoạn tường được xây từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc Tần Thủy Hoàng ra lệnh từ năm 220 TCN và 200 TCN. Phần tường này nằm phía bắc cách xa phần Vạn Lý Trường Thành hiện tại xây dưới thời nhà Minh.
 
 
Nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009 ước tính công trình có chiều dài 8850 km. Nhưng số liệu mới công bố cho thấy, công trình dài 21,196 km theo cuộc khảo sát mới nhất. Tuy nhiên, nếu chắp nối tất cả các đoạn tường thành với nhau thì tổng chiều dài của nó có thể lên tới 56,000 km. Chiều cao trung bình bức tường 7m so với mặt đất. Mặt trên của tường thành rộng trung bình từ 5-6m.
 
 
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, công trình vĩ đại vẫn vững chãi “đua gan cùng tuế nguyệt”. Phải chăng công trình được tạo nên từ những vật liệu quý hiếm và phức tạp mới vững bền đến vậy? Trên thực tế, loại vữa giúp người Trung Hoa tạo nên Vạn Lý Trường Thành có sự pha trộn từ gạo nếp – loại thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn của người Á Đông.
 
Tiết[-]lộ[-]bí[-]mật[-]khiến[-]Vạn[-]Lý[-]Trường[-]Thành[-]xây[-]"ngàn[-]năm[-]không[-]đổ"
 
Trong quá trình trùng tu bức tường thành tại thủ phủ Tây An, người ta nhận thấy khó cạo bỏ lớp vữa trên những viên gạch cổ. Khi kiểm tra với hóa chất, các chuyên gia phát hiện loại vữa này có phản ứng với thuốc thử như gạo nếp. Phân tích tia hồng ngoại cũng cho thấy cấu trúc phân tử tương tự như gạo nếp. Hay nói cách khác, chính loại vữa gạo nếp tạo nên sự vững bền “như bàn thạch” của công trình tới ngày nay.
 
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, họ phát hiện những người thợ xây dựng thời Trung Quốc cổ đại đã trộn súp gạo nếp với với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao, thêm nước và các thành phần khác để tạo nên loại vữa đặc biệt. Cấu trúc này rắn chắc và không thấm nước. Có thể nói đây là một trong những sáng tạo kỹ thuật bậc nhất ở lịch sử cổ đại.
 
Tiết[-]lộ[-]bí[-]mật[-]khiến[-]Vạn[-]Lý[-]Trường[-]Thành[-]xây[-]"ngàn[-]năm[-]không[-]đổ"
 
Ngoài xây dựng tường thành, các chuyên gia còn phát hiện người xưa tận dụng loại vữa gạo nếp này xây dựng lăng mộ, thành quách. Một số công trình kiến trúc vẫn tồn tại tới ngày nay. Với đặc tính kiên cố, thậm chí những công trình đó thách thức cùng thời gian, trụ vững kể cả bị tác động bởi nhiều trận động đất cực mạnh.
(Hoàng Hà/Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tiết lộ bí mật khiến Vạn Lý Trường Thành xây "ngàn năm không đổ"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI