Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Kiến trúc Việt được ngợi khen trên báo Anh 
(08:10:06 AM 12/10/2012)
Tòa biệt thự này có tới 10 phòng ngủ, chịu ảnh hưởng từ phong cách nghệ thuật của hai nghệ sĩ người Tây Ban Nha là Salvador Dali và kiến trúc sư Antoni Gaudi, ngoài ra nó còn khiến người ta liên tưởng tới những tòa lâu đài ở xứ sở thần tiên Walt Disney.
Bên trong, nội thất của các phòng đều là những món đồ được thiết kế thủ công rất ấn tượng. Cầu thang và hành lang được tạo hình như những hang động. Có những hành lang được trạm khắc cầu kỳ từ những khối bê-tông thành hình thân cây, cành cây, với một số ngọn cây còn “mọc” xuyên qua mái nhà.
Tòa nhà này mang phong cách quốc tế, với các phòng ngủ được thiết kế rất đa dạng như phòng ngủ kangaroo gợi nhớ về nước Úc, phòng ngủ đại bàng đem lại hình dung về nước Mỹ, phòng ngủ hổ mang phong cách Trung Quốc và phòng ngủ kiến tượng trưng cho đức tính chăm chỉ, cần cù của người Việt Nam.
Kiến trúc sư Đặng Việt Nga là người sáng tạo ra căn nhà có phong cách “thập cẩm” này. Bà cho biết mình được truyền cảm hứng từ thế giới thiên nhiên hoang dã trong những khu rừng bao quanh thành phố Đà Lạt.
Tạo hình của tòa nhà khiến người ta tưởng như đây là một khu rừng với những khối bê-tông tạc vô cùng sinh động theo hình muông thú, những cây nấm khổng lồ và những mạng nhện chăng dày kết từ dây thép.
Những mẫu thiết kế này của kiến trúc sư Đặng Việt Nga hoàn toàn được thực hiện bởi những thợ thủ công địa phương.
Hiện nay căn biệt thự được coi là một trong những điểm hút khách du lịch của Đà Lạt, được nhắc tới trong các sách cẩm nang du lịch và đã được nhiều tạp chí trên thế giới đưa vào danh sách những ngôi nhà có thiết kế ấn tượng.
“Biệt thự Hằng Nga” (lấy theo tên của kiến trúc sư Đặng Việt Nga) bắt đầu được xây từ năm 1990 trên một mảnh đất rộng 2.000 mét vuông, cho tới nay, công trình này vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
-
Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
-
Thành phố của những thác nước
-
Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
-
Dùng dằng Mã Pì Lèng
-
Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
-
Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
-
Công viên có thể tự di chuyển
-
Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)