Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Hai hang động đẹp trên Vịnh Bái Tử Long
(20:14:16 PM 12/08/2012)Trước tiên phải nói đến hang Nhà Trò. Từ bến cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn), đi bằng tàu khách khoảng hơn 1 tiếng là đến xã đảo Bản Sen. Bản Sen có hệ thống hang động rất phong phú, nhưng đẹp hơn cả là hang Nhà Trò. Từ bến tàu Bản Sen, chèo mủng hoặc đi xuồng máy khoảng 1km sẽ đến được cửa hang Nhà Trò. Có người bảo tên hang Nhà Trò là do người ta liên tưởng nơi đây như một nơi thường diễn ra hát xướng, văn nghệ v.v.. tựa như nhà hát thời hiện đại...
Kể cũng không phải không có lý. Vì trong hang rất rộng, tới gần 200m2, giống như một cái sân khấu. Ở hai bên “sân khấu” có lối ra vào giống như cánh gà, xung quanh là các nhũ đá giống hình thù quái vật tượng trưng cho phái ác, hay hình đầu người ngộ nghĩnh tượng trưng cho phái thiện… Phía ngoài vách hang có nhiều hoá thạch vỏ sò, vỏ ốc chứng minh đây là nơi sinh sống của người Việt cổ. Không chỉ là thắng cảnh đẹp tự nhiên, hang Nhà Trò còn là địa điểm khảo cổ có giá trị. Vì ở các dải trầm tích, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các loại vỏ ốc tròn và dẹt, là loại ốc nước ngọt có tên là menali, thức ăn chủ yếu của người tiền sử, lẫn trong tầng hoá thạch có cả xương thú cháy và đá cát két được chế tác thành thứ công cụ làm chày nghiền thuộc kỷ đồ đá mới, cách ngày nay 5-7 nghìn năm.
Hang luồn Cái Đé có nhiều khối đá rất đẹp. |
Hang Nhà Trò còn có gốm Cái bèo (gốm cổ có độ tuổi khoảng 5-6 nghìn năm), các hòn ghè hình rìu đá v.v.. Viện Khảo cổ học Việt Nam khẳng định “Hang Nhà Trò là một chi lưu thuộc văn hoá Hoà Bình, và nơi đây chính là một “kho báu” lịch sử. Sự phát lộ của hang Nhà Trò chính là một cứ liệu vững chắc làm sáng tỏ nguồn gốc và tính hệ thống liên tục không thể phủ nhận về một nền văn hoá Hạ Long sớm xuất hiện ngay từ thời kỳ đồ đá cũ và xuyên qua thời kỳ đồ đá mới thuộc văn hoá Hoà Bình cách ngày nay khoảng 20.000-5.000 năm”.
Trong lòng hang Nhà Trò có khu vực rộng giống như sân khấu. |
Sau hang Nhà Trò, có một hang động khác trên Vịnh Bái Tử Long cũng rất đáng khám phá. Đó là hang luồn Cái Đé, nằm ở khu vực đảo Cái Lim, hiện quản lý của Vườn quốc gia Bái Tử Long. Chỉ có thể vào Hang luồn Cái Đé khi nước kém, vì khi thuỷ triều lên, nước ngập đến tận đỉnh hang. Bề rộng của hang chỉ khoảng 50m, nhưng chiều dài tới hơn 500m xuyên qua một quả núi lớn. Hang luồn Cái Đé là hang duy nhất ở Vịnh Bái Tử Long có thể đi được thuyền trong lòng hang. Với con thuyền nhỏ, nếu là thuyền chèo bằng tay thì càng thuận tiện, bơi trong lòng hang, ta giống như lạc vào một lâu đài lung linh nhũ đá mọc ở cả hai bên và trên trần hang. Các nhũ đá đủ mọi hình dạng khiến ta thầm cảm phục sự khéo léo tài tình của tạo hoá.
Tuy nhiên, việc vào hang khá mạo hiểm và phải có ít nhất 4 người khoẻ mạnh tham gia. Vì trong lòng hang còn có một khu vực bãi cạn, khi đó du khách buộc phải khênh thuyền qua khu vực cạn mới bơi tiếp được. Bơi thuyền khoảng 10 phút nữa ta đến được Vụng Cái Đé, ở đây là cả một quần thể rừng ngập mặn, những thân cây ngập mặn không nhỏ bé như ta vẫn thấy dọc bờ biển Quảng Ninh mà to lớn, có đường kính khoảng 30cm, cao hàng chục mét và có niên đại hàng trăm năm. Vụng Cái Đé chỉ rộng khoảng 10 ha, nhưng đây là vựa ngán khổng lồ, ước tính có thể khai thác được khoảng 10 tấn ngán/năm. Đã có thời kỳ nơi đây đã hình thành đội ngũ cai đầu dài, chuyên cai quản những người khai thác ngán. Từ khi Vườn quốc gia Bái Tử Long được thành lập, đội ngũ cai đầu dài bị dẹp bỏ. Ngày nay, hang luồn Cái Đé vẫn chứa trong nó những bí ẩn mà chỉ một số ít người ưa phiêu lưu mạo hiểm mới qua lại…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.