Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Giữa núi rừng có lớp học dạy...xấu hổ
(19:08:03 PM 26/09/2011)
Người Dao ở bản Đằng Long (xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi, Hoà Bình) coi Ông Triệu Văn Triển là kho tri thức của bản. Trước kia ông Triễn làm thầy lang chuyên bốc thuốc chữa bệnh không lấy tiền nên được dân bản rất quý trọng.
Hơn 70 năm qua, ông đã tỉ mẫn ghi chép bằng chữ Dao nôm những truyền thuyết, sự tích, những tập tục, những bài thuốc dân gian quý rồi đóng thành những tập sách cất giữ cẩn thận
Ông Triệu Văn Châu trước kia làm nghề thầy cúng có rất nhiều sách cũng mang đến góp với ông Triển với nguyện vọng “làm một thư viện văn hoá bản Đằng Long”.- Ông Châu tâm sự.
Ông Triển nghĩ: Tại sao mình không mở một lớp học để dạy bà con rồi qua đó truyền bá những văn hoá dân gian của người Dao mà cả đời ông đã sưu tầm tầm kỳ công lưu trữ. Từ đó, hằng tối lớp học đặc biệt tại nhà ông Triễn hình thành
Thế rồi bà con dân bản cứ đến hỏi ông mượn sách để đọc mỗi khi người nhà bị cảm, ốm cần lên rừng hái những bài thuốc dân gian
Có những đêm trời mưa gió, chỉ có 1 người đến học, ông Triển vẫn tận tình chỉ bảo. Ông cho rằng: “Thêm một người học là thêm một người biết chữ Dao nôm đang mất dần. Thêm một người là thêm một hy vọng có người lưu giữ những nét văn hoá tốt đẹp của ông người Dao truyền lại”
Lớp của ông đã mở được hơn 10 năm, hết lớp này đến lớp khác. Bây giờ đám thanh niên rất hăng say tham gia học mỗi tối bởi trong cách nghĩ của họ đã hình thành: Nếu không biết cuội nguồn thì không phải là người Dao rồi.
Bản Đằng Long điện chưa có, lớp học dưới ánh đèn dầu tù mù nhưng giúp người ta sáng dạ hiểu được luân thường đạo lý ở đời.
Trưởng bản Đằng Long - Triệu Văn Tiến hồ hởi khẳng định với chúng tôi: “Hơn 10 năm nay, từ khi lớp học dạy dân bản biết cách xấu hổ, xấu hổ khi không biết cội nguồn, xấu hổ khi vi phạm đạo đức, làm điều xấu... Thì cũng ngần ấy thời gian bản Đằng Long sống với nhau rất chan hoà, chưa xảy ra 1 hiện tượng dân bản cãi vã, đánh nhau hay mất trộm cắp trong bản.
Theo Giáo dục Việt Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.