Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Chùa Từ Hiếu - nơi lưu dấu thời gian
(15:32:52 PM 15/09/2012)
Hồ bán nguyệt sau cổng tam quan của chùa - Ảnh: Hồng Trần |
Chùa tọa lạc trên một khu đồi núi thấp khá bằng phẳng, phía trước cổng chùa là một khu đồi thông xanh mát, bên cạnh có một con suối nhỏ trong vắt quanh năm nước chảy tạo cho nơi đây phong cảnh trầm mặc, thanh tịnh đậm chất chốn thiền môn.
Bước qua cổng tam quan của chùa là một hồ bán nguyệt nước trong vắt phản chiếu bóng hình rêu phong cổ kính cùng từng đàn cá to tung tăng bơi lội... Tất cả, tạo nên một bức tranh phong thủy rất đỗi hữu tình.
Ngoài lịch sử lâu đời cùng với kiến trúc độc đáo mang đậm nét đặc trưng của vùng đất cố đô, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng khắp trong ngoài nước bởi nơi đây còn có một nghĩa trang độc nhất vô nhị - nơi chôn cất các quan thái giám của triều Nguyễn năm xưa.
Nằm cách chính điện khoảng 50m về phía bên trái của chùa Từ Hiếu chính là khu mộ địa của các quan thái giám với hơn 20 ngôi mộ được chia thành 3 dãy rõ rệt, phía trên mỗi bia mộ đều có khắc tên tuổi, quên quán, pháp danh, chức vụ và ngày mất của từng vị thái giám. Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng 11 âm lịch, nhà chùa lại đứng ra tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ đến công đức những người đã mất, trong đó có các quan thái giám triều Nguyễn có phần công đức tại chùa.
Phần mộ của những vị quan thái giám triều Nguyễn năm xưa được chôn cất trong khu “nghĩa trang thái giám” nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiếu - Ảnh: Hồng Trần |
Tiền thân của chùa Từ Hiếu là An Dưỡng Am được xây dựng do nhà sư Nhất Định - là một vị tăng uyên bác, thông tuệ nội điển được cả triều đình Huế kính nể lập lên từ khoảng đầu thế kỷ XIX để làm nơi tịnh tu. Đến năm 1843, dưới thời vua Thiệu Trị, quan thái giám Châu Phước Năng do ý thức và lo lắng rằng sau này khi mình nằm xuống do không có con nối dõi, bát hương sẽ nguội lạnh trong những ngày cúng giỗ nên đã đứng ra quyên tiền góp của để trùng tu xây dựng An Dưỡng Am thành một ngôi chùa khang trang với mong muốn sau này làm nơi yên nghỉ, hương khói.
Về sau, An Dưỡng Am được vua Tự Đức sắc phong “Sắc tứ Từ Hiếu Tự”, từ đó chùa chính thức có tên là Từ Hiếu và tất cả những thái giám trong triều Nguyễn có phần công đức tại chùa sau khi mất đều sẽ được nhà chùa mai táng, chôn cất và hương khói tại chùa trong những ngày cúng giỗ. Cũng chính vì lẽ đó nên ngoài tên gọi Từ Hiếu, chùa còn có các tên gọi khác như “chùa Thái giám” hay “chùa Hoạn quan”.
Chùa Từ Hiếu hiện nay là một điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách trong và ngoài nước - Ảnh tư liệu |
Trong chùa, một trong những nơi thờ tự trang trọng nhất chính là án thờ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) - một trong những vị tướng quân xuất sắc dưới thời vua Gia Long lập quốc. Ông không chỉ là một thái giám mà còn là một nhà quân sự tài ba, một nhà chính trị xuất chúng. Chỉ vì lòng ghen ghét, đố kỵ mà ông bị kết tội oan và bị san phẳng mộ dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1841). Mãi đến đời vua Thiệu Trị (1841 - 1847), ông mới được minh oan và được xây dựng lại mộ phần.
Sau này, cùng với Thái úy Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) đồng thời cũng là một thái giám, Lê Văn Duyệt được nhân dân nhiều nơi lập đền thờ và được xem là một trong những bậc tiền hiền có công với đất nước, dân tộc.
Giờ mỗi khi đến Huế, sau khi đã dạo bước tham quan những lăng tẩm, đền đài, dạo chơi trên sông Hương núi Ngự, không ít du khách tìm đến tham quan chùa Từ Hiếu - nơi vẫn còn lưu dấu những nét kiến trúc đặc sắc của đất cố đô xưa. Một chút lắng lòng và cũng để hiểu hơn thân thế, phận đời của những vị thái giám từng phục vụ trong cung cấm năm xưa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.