Di sản xanh » Kiến trúc xanh
Chùa Trăm Gian có thể phục dựng gần với nguyên gốc?
(07:29:53 AM 02/09/2012)Đủ cơ sở khoa học để phục dựng
Ảnh minh họa
Ngoài diện mạo hoàn toàn mới sau khi được xây dựng lại, hai hạng mục trên còn nhiều chi tiết sai lệch với nguyên trạng ban đầu tạo nên sự khập khiễng và làm mất đi các giá trị quý. Cụ thể như kèo, cột đục đẽo chi tiết hơn; kích thước ngói lợp cũng to hơn, dày hơn. Điều đó cũng dễ hiểu vì nhà Chùa tự ý làm, không có thiết kế nên nhà Tổ và gác Khánh không tránh khỏi sai lệch.
Trước tính cấp bách của vấn đề xâm phạm di tích quốc gia, sau khi được thông tin; Viện Bảo tồn di tích đã kịp thời xuống khảo sát, đánh giá mức độ vi phạm và tìm kiếm những hiện vật còn lại phục vụ cho việc phục dựng di tích. Theo nguyên tắc, để phục dựng lại di tích, việc xác định lại kiến trúc cơ bản là yêu cầu hàng đầu bởi đó căn cứ, là cơ sở khoa học để phục dựng. Ông Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích cho biết: “Trong quá trình khảo sát, chúng tôi thấy còn nguyên cấu kiện tiêu biểu cho phép chúng tôi phục dựng lại cấu trúc công trình gần nhất với nguyên trạng ban đầu”. Toàn bộ kết cấu bằng gỗ của nhà Tổ và gác Khánh được nhà chùa dỡ xuống, phủ bạt để ngoài cổng. Trong số này, các nhà chuyên môn tìm được kẻ vóc một cấu kiện quan trọng xác định vóc của công trình. Cái đấu còn nguyên vẹn, thứ đặc biệt cần thiết của kiến trúc cổ, nếu mất đi sẽ không còn dấu vết để phục dựng lại công trình. Các cột gỗ vẫn còn nguyên mộng cho phép phục hồi lại đúng cấu trúc của công trình….Số ngói lợp cũ có thể tận dụng lại ở mức độ có thể và có thể phục chế đối với số lượng còn thiếu. Ngoài ra, hồ sơ bằng chữ Nôm, hồ sơ có từ thời Pháp cùng những tư liệu chuẩn bị trong nghiên cứu hiện trạng thiết kế do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch lập trước đó sẽ củng cố thêm cơ sở cho việc phục dựng.
“Với công trình này, chúng tôi có đủ cơ sở khoa học phục vụ cho việc phục dựng nhưng làm được bao nhiêu phần trăm thì chưa trả lời được vì phải có thời gian tiếp tục nghiên cứu”. Còn việc phục dựng dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn vì việc hạ giải hai hạng mục làm tùy tiện, các vật dụng không được đánh số thứ tự.
Tại cuộc họp giữa lãnh đạo thành phố Hà Nội với các đơn vị liên quan về vấn đề xử lý vi phạm, phục hồi di tích chùa Trăm Gian, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tiếp tục việc tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng luật, mời công ty tư vấn là Viện Bảo tồn di tích tư vấn, xem xét phục dựng các hạng mục đã bị phá hủy như gỗ, chân cột gỗ, đá...; thành lập một tiểu ban chuyên môn khôi phục theo đúng bản vẽ. Như vậy, người dân cũng sẽ đỡ xót xa với sự xâm hại những kiến trúc cổ có tuổi đời gần 1000 năm này.
Mới chỉ có huyện Chương Mỹ chịu trách nhiệm
Trước sự vi phạm nghiêm trọng trên, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo huyện Chương Mỹ đình chỉ chức vụ Trưởng ban quản lý di tích chùa Trăm Gian; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các cá nhân gồm Chủ tịch UBND xã, Thanh tra xây dựng xã và tập thể UBND xã Tiên Phương. Đồng thời UBND huyện Chương Mỹ làm rõ trách nhiệm cả lãnh đạo UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện và các phòng ban có liên quan của huyện Chương Mỹ để xảy ra sai phạm tại di tích chùa Trăm Gian.
Đến thời điểm này, mới chỉ có UBND huyện Chương Mỹ thẳng thắn chịu trách nhiệm. Ông Vũ Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho rằng: “ Để xảy ra việc này do nhận thức của sư trụ trì và Ban quản lý di tích yếu kém; chính quyền xã và huyện không báo cáo kịp thời. Cá nhân tôi cũng chịu một phần trách nhiệm”.
Còn chủ tịch UBND xã Tiên Phương Vũ Văn Doãn cũng tránh khi được hỏi về trách nhiệm quản lý của chính quyền xã. Ông cho rằng: “Xã thấy việc hạ giải hai công trình là cấp bách vì mùa mưa bão đang đến, nếu không phá dỡ để xảy ra tai nạn thì xã không thể gánh trách nhiệm còn làm như thế nào là việc của chùa”.
Khi được chất vấn về trách nhiệm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Phạm Quang Long, giám đốc Sở khẳng định: “Chịu trách nhiệm thì nhiều, có trách nhiệm của ban quản lý di tích, của xã, huyện, trách nhiệm của sở, của cơ quản chuẩn bị vốn…. Bằng ấy cơ quan chịu trách nhiệm nhưng từng người một chịu trách nhiệm đến đâu và như thế nào phải chờ kết quả thanh tra”.
Sai phạm trong việc xâm phạm di tích chùa Trăm Gian thì đã rõ, khả năng phục dựng di tích cũng được đặt ra nhưng người ta còn băn khoăn, các cá nhân và đơn vị liên quan không lẽ không biết mình sai phạm như nào và sai phạm đến đâu?.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
- Những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen
- Thành phố của những thác nước
- Làng cổ gần 700 năm đẹp như tranh
- Dùng dằng Mã Pì Lèng
- Trùng tu ngôi đình hơn 100 tuổi, giữ nguyên hai cây bồ đề độc đáo trên nóc
- Quần thể đền thờ nằm dưới tảng đá khổng lồ
- Công viên có thể tự di chuyển
- Phát động cuộc thi thiết kế nhà an toàn trong bão lụt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.