Thứ tư, 27/11/2024, 15:40:30 PM (GMT+7)

Ứng phó với biến đổi khí hậu bắt đầu từ nhận thức của cộng đồng

(22:20:14 PM 24/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người trên mọi lĩnh vực, cả về môi trường và kinh tế - xã hội. Biến đổi khí hậu kéo theo thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm tăng tần suất và cường độ bão, nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nước biển dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất…

Hàng năm trên thế giới, thiên tai đã làm khoảng 3 triệu người chết và 200 triệu người chịu ảnh hưởng. Một số trường hợp thiên tai đã gây thương vong cho hàng chục nghìn người như: đợt nắng nóng ở Châu Âu vào tháng 8/2003, cơn bão Katrina, sóng thần ở Nhật Bản, cơn bão Hải Yến (Haiyan) quét qua miền Trung Philippines.

 

Ứng[-]phó[-]với[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]bắt[-]đầu[-]từ[-]nhận[-]thức[-]của[-]cộng[-]đồng

Ảnh: TL


Là một trong các quốc gia trên thế giới được dự báo là chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, hiện 70% dân số Việt Nam đang phải đối mặt với những diễn biến tiêu cực và rủi ro từ thiên tai. Các nhà khoa học cũng ước tính Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 2-4% GDP hàng năm vào năm 2050 và có thể lên đến trên 6,5% do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Chính phủ đã rất nỗ lực xây dựng chiến lược và thực hiện các hoạt động thích ứng, giảm thiểu các tác hại, rủi ro từ biến đổi khí hậu. Với tư cách là chủ thể của cộng đồng, mỗi người dân đã trở thành chủ thể thực thi việc ứng phó với các rủi ro thiên tai, nhưng đồng thời cũng chính là các tác nhân của nhiều hoạt động gây gia tăng thiệt hại từ các thảm họa thiên tai. Như vậy, vai trò của con người đặc biệt quan trọng cả ở đầu vào và đầu ra của quá trình ứng phó và thích nghi này.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng


Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu lĩnh vực biến đổi khí hậu, ở nước ta, biến đổi khí hậu được coi là vấn đề của toàn dân và toàn hệ thống chính trị, mang tính cơ bản và lâu dài đối với sự phát triển nói chung. Đây là vấn đề của nhiều thế hệ con người. Thực tế trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy, hoạt động xây dựng cộng đồng ứng phó với thiên tai là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, vừa phát huy được vốn xã hội, phát huy được các thế mạnh và sáng kiến của cộng đồng, vừa tiết kiệm được chi phí từ phía đầu tư công, nhờ ở nhiều khâu quá trình này đã phát huy được hiệu quả của việc xã hội hóa.

Thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về các rủi ro của biến đổi khí hậu cho cộng đồng như: Tập huấn, các hội thi về biến đổi khí hậu, phổ biến các giải pháp giảm thiểu rủi ro… đến nay, khái niệm về biến đổi khí hậu không còn xa lạ với người dân. Kết quả rõ nhất là việc người dân thích nghi với mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long đã mang lại lợi ích đa dạng, nâng cao đáng kể nguồn sinh kế địa phương của người dân ở khu vực này. Chẳng hạn, nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng nhiều hơn hai vụ trên diện tích bị ngập, bằng việc sử dụng phương pháp tiếp cận trồng cây trên lũ. Người nuôi thủy sản như cá da trơn và lươn quy mô nhỏ cũng có lợi nhận đáng kể từ việc dựa vào mùa lũ. Việc trồng sen và củ ấu cũng đem lại nguồn lợi từ 10-12 triệu đồng/ ha, cao hơn gấp hai lần so với trồng lúa.

Tại nhiều địa bàn dân cư đã có các đội tình nguyện cứu trợ khẩn cấp như: Hiệp hội Chữ thập đỏ, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ, Hội Tình nguyện xanh… hoạt động tích cực trong phòng ngừa và ứng phó thảm họa phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn tại các địa phương. Nhiều nơi đã biết phát huy uy tín của các chức sắc tôn giáo trong công tác quản lý môi trường và giảm thiểu rủi ro thiên tai…

Việc xây dựng nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu còn dựa vào tri thức bản địa. Để chống đất bạc màu và xói lở, người dân vùng cao đã dùng gậy chọc lỗ để tra hạt. Tại vùng cao nguyên đá, đồng bào dân tộc thiểu số có tục lệ xếp đá quanh nhà và quanh nương để bảo vệ đất trôi…

Lấy con người là trung tâm

Một trong những mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu là tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người, phát triển nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trên cơ sở đó bảo đảm an ninh con người và phát triển bền vững quốc gia. Như vậy, Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu đã đặt vào trọng tâm là lợi ích và sự phát triển của con người. Thông qua đó phát huy vai trò của con người trong việc chủ động ứng phó với những biến động môi trường và giảm thiểu những tác hại của thiên tai.

Với mục tiêu lấy con người là trung tâm trong Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu, Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Trịnh Thị Kim Ngọc, Viện Nghiên cứu con người trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần xây dựng và thực thi các chương trình mục tiêu ưu tiên là xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu trên cơ sở đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao năng lực con người.

Tiến sỹ Trịnh Thị Kim Ngọc nhận xét: Đối với vấn đề tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu cần đặc biệt chú trọng các kinh nghiệm ứng phó tại chỗ của người dân; phát huy phương châm “ bốn tại chỗ” gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời, cần tổ chức các biện pháp tập huấn, diễn tập những tình huống khẩn cấp trong việc nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, cần không ngừng nâng cao đời sống cộng đồng bằng cách sử dụng công nghệ xanh; Phát triển và đa dạng hóa sinh kế theo hướng các bon thấp; cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng bằng những hoạt động canh tác thay thế…, thay đổi những hành vi, lối sống của người dân tại các cộng đồng theo hướng thân thiện với môi trường.

Đối với người dân các địa phương những vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu cần tập huấn cho người dân kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng các giống cây, con…mới có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập lụt…trong hoàn cảnh thời tiết bất thường của nước ta.

Cũng theo Tiến sỹ Trịnh Thị Kim Ngọc, Chính phủ cần có những quyết sách giúp cải thiện, nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị bảo vệ sức khỏe của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đảm bảo quyền lợi các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như: Phụ nữ, trẻ em, người già, người nghèo, dân tộc thiểu số…

Thu Phương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ứng phó với biến đổi khí hậu bắt đầu từ nhận thức của cộng đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI