Khí hậu
TP Hồ Chí Minh và Hà Lan hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu
(11:31:25 AM 01/04/2016)Triều cường ở TPHCM gây ngập -Ảnh: TL
Cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình và hiệu quả của Hà Lan trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và chống ngập, ông Lê Thanh Liêm cho biết, đây là những lĩnh vực quan trọng và ngày càng trở nên cấp thiết đối với sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
Hiện, vấn đề xâm nhập mặn không chỉ là thách thức của Thành phố Hồ Chí Minh mà của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đó Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn Hà Lan hỗ trợ ứng phó với những thách thức này. Các đơn vị của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm việc với phía Hà Lan nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ lọc và các công nghệ khác tại thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Rotterdam (Hà Lan) đã ký bản ghi nhớ về Chương trình hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu vào tháng 3/2011 và được gia hạn hai lần cho giai đoạn 2013 – 2015 và 2016 – 2018. Trong khuôn khổ đó, quận 4 (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được chọn thí điểm tiến hành tích hợp các nguyên tắc của Chiến lược Thích ứng khí hậu vào các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm mong muốn, Hà Lan sẽ hỗ trợ, kêu gọi đầu tư cho Dự án xây dựng hồ điều tiết tại khu vực công viên Hồ Khánh Hội (quận 4).
Bà Melanie Schultz van Haegen, Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng và Môi trường Hà Lan đã chia sẻ về những thế mạnh trong nạo vét các dòng sông với những thiết bị công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Hà Lan. Theo bà Melanie Schultzvan Haegen, các dòng sông tại Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh nỗi lo về xâm nhập mặn, còn nhiều vấn đề khác cần quan tâm như ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp… Các chuyên gia Hà Lan sẵn sàng tư vấn và cung cấp các thiết bị công nghệ hiện đại cho thành phố trong xử lý nguồn nước sinh hoạt.
Tại buổi làm việc, hai bên cũng đã chia sẻ nhiều thông tin về hồ chứa nước Biesbosch (Rotterdam), sự hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Rotterdam thời gian qua, Dự án hồ điều tiết Khánh Hội…
Theo bà Paula Verhoeven, Giám đốc Chương trình phát triển bền vững Rotterdam, việc ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề lâu dài và có thách thức rất lớn. Dự án Công viên Hồ điều tiết Khánh Hội được xác định là giải pháp quan trọng hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh, bởi tình hình biến đổi khí hậu khá phức tạp, tạo thành chuỗi nguy cơ ngập lụt – thiếu nước – khô hạn. Phía Hà Lan sẵn sàng hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh trong vấn đề này.
Trong dịp này, Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan Quản lý nước Hà Lan đã ký bản ghi nhớ hợp tác nhằm tăng cường năng lực cho Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2. Trong đó, hai bên sẽ tăng cường trao đổi kinh nghiệm và hợp tác vì lợi ích chung dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm của mỗi bên.
Cơ quan Quản lý nước Hà Lan là cơ quan nhà nước có trách nhiệm phòng chống ngập, quản lý nước khu vực và xử lý nước thải đô thị của Hà Lan. Cơ quan này đã có nhiều thành công trong việc phát triển và triển khai các chương trình thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở các vùng đô thị và nông thôn. Tại Việt Nam, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Quản lý nước Hà Lan đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong khoảng 3 năm gần đây nhằm hỗ trợ và tư vấn về quản trị và quản lý nước và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).