Khí hậu
Thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác ứng phó bão Hagupit
(11:25:03 AM 08/12/2014)Vị trí và đường đi của bão Hagupit.
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão thường xuyên cập nhật kịp thời thông tin dự báo, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện theo nội dung Công điện số 34 ngày 6/12/2014 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương. Bộ Công Thương đã có Công điện số 12249 ngày 7/12 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố ven biển; các Tập đoàn, Tổng công ty, công ty và các đơn vị thuộc Bộ triển khai công tác chuẩn bị đối phó với bão. Các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre và Thành phố Hồ Chí Minh đã có các công điện triển khai các biện pháp đối phó với bão.
Tính đến 16h ngày 7/12, Biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm được 41.207 phương tiện với 173.111 người biết diễn biến của bão Hagupit để chủ động phòng tránh. Cụ thể là hoạt động ở giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có 300 phương tiện với 4.009 người (Quảng Nam có 20 tàu với 829 người; Quảng Ngãi có 159 tàu với 2.041 người; Bình Định: 46 tàu với 472 người; Phú Yên: 71 tàu với 634 người; Khánh Hòa: 2 tàu với 19 người; Bình Thuận: 2 tàu có 14 người; Hoạt động ở các khu vực khác và neo đậu tại bến là 40.907 tàu với 169.102 người.
Hồ chứa thuỷ lợi thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa đạt mức bình quân từ 50-75% dung tích thiết kế. Một số hồ chứa đã đầy nước như: Kim Sơn (Hà Tĩnh); Sông Thai, Vực Tròn (Quảng Bình), Khe Mây (Quảng Trị), Hồ Truồi, Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên (T.T.Huế), Đồng Nghệ (Đà Nẵng), Thạch Bàn, Khe Tân, Việt An (Quảng Nam), Hóc Răm, Phú Xuân (Phú Yên), Hoa Sơn (Khánh Hòa), Sông Quao (Bình Thuận). Các hồ chứa thuộc các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ cơ bản đã đầy nước, một số hồ chứa có mực nước cao như: Đắk Yên (Kon Tum); Ia Hrung (Gia Lai), Buôn Yong, Ea Kao, Ea Súp hạ (Đắk Lắk); Đạ Tẻh, Đắk Lô, Tuyền Lâm (Lâm Đồng); Dầu Tiếng (Tây Ninh), Gia Ui (Đồng Nai).
Theo báo cáo nhanh của Bộ Công Thương, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có 16/17 hồ gần đạt mức nước dâng bình thường (trừ hồ Ka Nak đang thấp hơn mực nước dâng bình thường 12m). Các hồ thủy điện khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (từ Quảng Nam trở vào) còn đang ở mức thấp (trừ hồ Vĩnh Sơn A, B, C gần mực nước dâng bình thường).
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7 giờ ngày 8/12, vị trí tâm bão Hagupit ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 122,3 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (tức là từ 103 đến 117km một giờ), giật cấp 13 - 14.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Như vậy khoảng sáng sớm ngày 9/12 bão sẽ đi vào khu vực phía Đông biển Đông. Đến 7 giờ ngày 9/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 119,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 610km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 12 - 13. Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, từ chiều nay (8/12) ở khu vực phía Đông biển Đông có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 12 - 13. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 7 giờ ngày 10/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 250km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10 - 11. Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 11 - 12. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng thành Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).