Thứ năm, 21/11/2024, 14:25:28 PM (GMT+7)

Rạn san hô lớn nhất thế giới "ngừng sinh sản" vì biến đổi khí hậu

(15:11:06 PM 06/04/2019)
(Tin Môi Trường) - Great Barrier Reef, rạn san hô được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đã bị "tẩy trắng" trên diện rộng kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Số lượng san hô mới được tạo ra đã giảm tới 89% trước tác động của biến đổi khí hậu.

Rạn[-]san[-]hô[-]lớn[-]nhất[-]thế[-]giới[-]"ngừng[-]sinh[-]sản"[-]vì[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

San hô thuộc loài Acropora bị tẩy trắng. Chúng trông có thể đẹp, lạ mắt nhưng là dấu hiệu của sự chết chóc - Ảnh chụp màn hình CNN

 
"San hô chết không sinh sản tiếp", ông Terry Hughe, người đứng đầu nghiên cứu san hô được công bố trên tạp chí Nature ngày 3-4, thừa nhận.
 
Với chiều dài lên tới 2.300km, Great Barrier Reef được công nhận là rạn san hô lớn nhất thế giới, đem về cho nước Úc mỗi năm khoảng 3,5 tỉ AUD. 
 
Sự thay đổi khí hậu đã khiến nhiệt độ tăng cao ở nhiều phần của quần thể san hô, gây cản trở nghiêm trọng khả năng tự phục hồi của nó và làm tăng nguy cơ sụp đổ sinh thái trên diện rộng.
 
Các rạn san hô không chỉ tạo ra những kỳ quan dưới nước mà còn cung cấp môi trường sống cho hàng ngàn sinh vật khác.
 
Trong vòng hai thập kỷ qua, Great Barrier Reef đã trải qua 4 đợt “tẩy trắng” ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng san hô, đặc biệt là các đợt tẩy trắng trong hai năm 2016 và 2017 đã phá hủy một nửa lượng san hô tại đây. 
 
Acropora, loài san hô chiếm số lượng đông đảo nhất tại khu vực, đã giảm tới 93% số lượng sau đợt "tẩy trắng" năm 2016, 2017.
 
“Tẩy trắng” là hiện tượng mà các đợt sóng nhiệt đã khiến các loài tảo cộng sinh sống trong tế bào và cung cấp dinh dưỡng cho san hô bị cuốn đi khiến san hô bị phá hủy.
 

Rạn[-]san[-]hô[-]lớn[-]nhất[-]thế[-]giới[-]"ngừng[-]sinh[-]sản"[-]vì[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu 

Rạn san hô Great Barrier Reef bị tẩy trắng trong năm 2016 - Ảnh chụp màn hình CNN

Rạn[-]san[-]hô[-]lớn[-]nhất[-]thế[-]giới[-]"ngừng[-]sinh[-]sản"[-]vì[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu 

Cùng là loài Acropora nhưng các cá thể san hô này lại mang màu sắc khác nhau, phản ánh mức độ tẩy trắng trước các đợt sóng nhiệt trong lòng biển - Ảnh chụp màn hình CNN

Rạn[-]san[-]hô[-]lớn[-]nhất[-]thế[-]giới[-]"ngừng[-]sinh[-]sản"[-]vì[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu 

Một ảnh chụp khác về rạn san hô Great Barrier Reef - Ảnh chụp màn hình CNN

Rạn[-]san[-]hô[-]lớn[-]nhất[-]thế[-]giới[-]"ngừng[-]sinh[-]sản"[-]vì[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
Sự sụp đổ của các rạn san hô kéo theo sự sụp đổ của cả hệ sinh thái - Ảnh chụp màn hình CNN
 Rạn[-]san[-]hô[-]lớn[-]nhất[-]thế[-]giới[-]"ngừng[-]sinh[-]sản"[-]vì[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
Một loài san hô khác trong Great Barrier Reef bị tẩy trắng - Ảnh chụp màn hình CNN

Rạn[-]san[-]hô[-]lớn[-]nhất[-]thế[-]giới[-]"ngừng[-]sinh[-]sản"[-]vì[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

Vị trí rạn san hô Great Barrier Reef - Ảnh: GOOGLE MAP
T.T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rạn san hô lớn nhất thế giới "ngừng sinh sản" vì biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI