Khí hậu
Những giải pháp ứng phó với Biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
(15:58:01 PM 27/02/2014)( Ảnh minh họa )
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây các cơn bão có diễn biến khá bất thường, gia tăng cả về số lượng và cường độ bão, đặc biệt là việc xuất hiện nhiều hơn những cơn “siêu bão” gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân đánh bắt trên biển, tàn phá các cơ sở nuôi trồng thủy sản, tàn phá hệ thống đê điều, gây thiệt hại về nhà của, công trình, cây trái và mùa màng, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Trên hệ thống đê sông Hồng ở Bắc Bộ và sông Cửu Long ở Nam Bộ thường xuyên bị lũ đe dọa, gây ngập lụt hàng triệu ha đất canh tác, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân.
Theo nhận xét của Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Viết, Ban quản lý Dự án tăng cường năng lực ứng phó với Biến đổi khí hậu, hợp phần Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (CBCC-MARD): Các số liệu đã tổng kết đã chỉ ra rằng, mưa bão gây ra ngập lụt cho các cây lương thực chủ yếu là cây lúa ở các tỉnh miền Trung. Bình quân mỗi năm nơi đây có 12 vạn ha lúa bị úng ngập, trong đó có trên 3,6 vạn ha bị mất trắng, 7 vạn ha bị ảnh hưởng và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị ngập. Bên cạnh đó, hạn hán cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho nông nghiệp, nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ có vụ hè thu thường bị khô hạn do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Viết khẳng định: Với kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đến năm 2100 nếu nước biển dâng cao 1m vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Như vậy, Việt Nam sẽ có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 bởi đã mất đi 21,39% sản lượng lúa cả nước.
Kết quả phân tích mô hình cây trồng của Viện Môi trường Nông nghiệp cho thấy, Biến đổi khí hậu có khả năng làm giảm năng suất của một số cây trồng chính. Cụ thể năng suất lúa xuân sẽ giảm đi 405,8kg/ha do tác động Biến đổi khí hậu vào năm 2030 và 716,6 kg/ha vào năm 2050. Vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên sẽ là vùng có năng suất lúa đông xuân giảm mạnh. Nếu diễn biến khí hậu đúng theo kịch bản, sản lượng lúa vụ xuân có nguy cơ giảm khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050.
Năng suất lúa hè thu cũng suy giảm nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với lúa xuân. Theo tính toán, năng suất lúa hè thu sẽ giảm khoảng 429kg/ha vào năm 2030 và 795kg/ha vào năm 2050. Kết quả này dẫn đến giảm sản lượng 743,8 ngàn tấn lúa vào năm 2030 và 1.475 tấn vào năm 2050. Năng suất và diện tích lúa hè thu giảm nhất là tại các vùng miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên, do các vùng này sẽ bị thiếu nước trầm trọng cho sản xuất lúa nước.
Ngô là cây lương thực quan trọng đối với nông nghiệp nước ta. Song dựa theo kịch bản về Biến đổi khí hậu cho thấy khả năng năng suất ngô có nguy cơ giảm 444,5kg/ha vào năm 2030 và 781,9kg/ha vào năm 2050, nếu không có các giải pháp cải thiện về giống, biện pháp canh tác hoặc điều kiện sản xuất. Kết quả ước tính sản lượng ngô có nguy cơ giảm hơn 500 ngàn tấn vào năm 2030, giảm trên 880 ngàn tấn vào năm 2050. Dự báo khả năng suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương không cao nhưng lại giảm mạnh vào vùng thâm canh lớn. Kết quả cho thấy, năng suất đậu tương có nguy cơ giảm 83,47kg/ha vào năm 2030 và 214,81kg/ha vào năm 2050 do tác động của Biến đổi khí hậu.
Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Viết cho rằng, ứng phó với biến đổi khí hậu được biểu hiện qua thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, tức là giảm phát thải khí nhà kính. Một số phương án giảm phát thải khí nhà kính tiềm năng như quản lý tưới tiêu nước ruộng lúa, cải tiến thức ăn chăn nuôi, sử dụng khí sinh học, cải tạo vào nuôi dưỡng rừng... được coi là phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, thúc đẩy sản xuất, đem lại lợi ích kinh tế và môi trường cho người nông dân.
Cụ thể là trong kỹ thuật tưới tiêu nước cho lúa, thời kỳ mạ, giai đoạn cuối đẻ nhánh và sau trỗ 15-20 ngày là lúc yêu cầu nước của cây lúa thấp nhất nên có thể rút cạn nước, giữ ẩm. Biện pháp này có thể làm giảm phát thải methane (CH4) từ 25-30%, đồng thời tăng năng suất lúa 3-5%. Như vậy, nếu hàng năm thực hiện phương án tưới, điều tiết nước ruộng lúa sẽ có thể làm giảm được lượng phát thải khí nhà kính là 65,3kg/ha/năm CH4 canh tác 2 vụ lúa.
Trong kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, việc cung cấp thức ăn bổ sung sẽ làm tăng sản lượng thịt và sữa. Bánh MUB là loại bánh sản xuất bằng phụ phẩm nông nghiệp, vitamin... được chế biến xử lý làm thức ăn cho gia súc là tăng khả năng hấp thụ thức ăn, nâng cao sản lượng sữa và thịt. Để đạt được một sản lượng nào đó, do việc tăng sản lượng sữa mà số lượng trâu, bò cần phải nuôi sẽ giảm. Mức giảm phát thải khí nhà kính tương ứng với việc tăng sản lượng sữa sẽ đạt khoảng 83kg CH4/con/năm.
Xây dựng các bể biogas xử lý phế thải chăn nuôi sinh ra khí methane, dùng làm nhiên liệu đun nấu thay thế chất đốt ở vùng nông thôn là phương án có nhiều triển vọng thực hiện ở nước ta. Với lượng phân thải của 4 con lợn, hoặc 2 con lợn và 1 con trâu (hoặc bò) là có đủ nguồn phân cung cấp cho 1 bể biogas với dung tích 5-7m3, đủ cung cấp chất đốt cho 1 hộ nông dân sử dụng. Thông qua việc xử lý phân – rác thải bằng công nghệ sinh hoạc đã tiết kiệm được nguồn nhiên liệu (chất đốt), tiết kiệm lượng điện cung cấp cho chăn nuôi và góp phần tích cực vào việc làm giảm phát thải khí nhà kính. Bể Biogas còn hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và sự phát thải gián tiếp khó kiểm soát của các chất thải.
Đặc biệt là việc tăng cường cải tạo và nuôi dưỡng rừng hàng năm sẽ giúp sinh khối rừng có thể tăng 5-10%/năm. Như vậy, bể hấp thụ cácbon đã tăng lên 5-10%. Cải tạo và nuôi dưỡng rừng cũng là biện pháp quản lý tốt tài nguyên đất rừng, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân miền núi, cải thiện đời sống dân sinh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).