Khí hậu
Ngôi nhà đa mục tiêu chống biến đổi khí hậu
(20:38:28 PM 17/10/2011)
Tác động hai chiều
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, một trong những thủ phạm của BĐKH là các công trình xây dựng. Hiện nay, các công trình này chiếm khoảng 40% năng lượng được tiêu thụ trên toàn cầu. Trong đó, cao ốc văn phòng là những cỗ máy khổng lồ tiêu tốn nhiều năng lượng. Các nhà nghiên cứu môi trường đã chỉ ra, trong vòng 15 năm trở lại đây, các công trình xây dựng góp phần làm tăng 20% hiệu ứng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
Chỉ xét riêng trong lĩnh vực xây dựng thì các công trình nhà ở chịu trách nhiệm về khoảng 2/3 khí thải nhà kính được tạo ra. Trong đó, 80% năng lượng tiêu hao đến từ việc sử dụng nước nóng cũng như việc sưởi ấm hay làm mát ngôi nhà. Việc khai thác, sản xuất và vận chuyển vật liệu xây dựng, sử dụng công trình cũng như phá bỏ chúng đều đi liền với sử dụng đất, vật liệu thô và năng lượng. Tất cả đều có thể tạo ra ô nhiễm môi trường không khí và nước, sản sinh ra nhiều chất thải và tiếng ồn, làm thay đổi mục đích sử dụng đất - một nhân tố quan trọng của quá trình BĐKH, tăng phát thải nhà kính.
Việc cải tạo và xây dựng mới những ngôi nhà, chung cư, khu đô thị theo hướng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, giảm phát thải nhà kính, thân thiện với môi trường có ý nghĩa thiết thực và lâu dài với chúng ta hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, các công trình kiến trúc xanh vẫn còn là thiểu số. Các nhà đầu tư chưa mặn mà với kiến trúc xanh. Các nhà quản lý xây dựng và chính quyền đô thị chưa khuyến khích và quyết liệt trong việc buộc các chủ đầu tư xây dựng những công trình gọi là “nhà ở thông minh”, “công trình tiết kiệm năng lượng”... Và hơn hết là tư duy thiết kế bền vững, ứng phó với BĐKH chưa hình thành và phổ biến ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, cho biết BĐKH tác động đến mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đó có kiến trúc và các công trình xây dựng. BĐKH với những tác động nhân tạo đã làm cho tính xu thế của nhiều đặc trưng khí hậu không còn hoàn toàn mang tính tự nhiên như trước.
Trong tương lai, mực nước biển dâng sẽ làm ngập chìm một số vùng đất thấp ở ven biển, trong đó đáng chú ý là đồng bằng sông Cửu Long – nơi có 30% diện tích ở độ cao dưới 2,5m so với mực nước biển. Vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long này nơi tập trung nhiều dân cư, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Vì thế, đẩy mạnh các ý tưởng, sáng tạo những công trình xanh, thân thiện với môi trường phù hợp với hiện tại phải được chú trọng thường xuyên hơn.
Khuyến khích và hỗ trợ
Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Xây dựng) Trần Đình Thái cho biết, ưu tiên thúc đẩy phát triển công trình xanh, vật liệu xây dựng xanh đang được bộ quan tâm đặc biệt. Trong đó, đáng chú ý là vật liệu xây không nung (VLXKN) bao gồm gạch xi măng cốt liệu; gạch nhẹ; gạch đá ong, vật liệu không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng.
Lý giải điều này, ông Thái cho rằng, phần lớn hiện nay chúng ta đang sử dụng các phương pháp sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống, nhất là sản xuất gạch đất nung gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Trong khi đó, ưu điểm của VLXKN là bảo vệ tốt cho công trình, môi trường. Đồng thời, hạn chế các tác động bất lợi như mất đất nông nghiệp, hiệu ứng nhà kính, tiêu dùng nhiều than.
Ông Lê Đức Hành, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường tại TPHCM, cũng cho biết, việc xây dựng các công trình xanh tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết. Trong thời gian tới, các khu vực đô thị Việt Nam sẽ mở rộng gấp đôi. Sự quá tải của cơ sở hạ tầng và sự cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên, năng lượng đang đặt thêm gánh nặng lên sự phát triển của đất nước. Vì thế rất cần sự truyền thông mạnh mẽ, sự thay đổi về nhận thức của giới kiến trúc sư, những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý trong lĩnh vực xây dựng, để Việt Nam ngày càng có nhiều ngôi nhà, nhiều công trình xanh thân thiện với môi trường.
Theo ông Trần Đình Thái, việc quy hoạch đô thị theo xu hướng xanh cũng rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, các công trình xanh còn góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, chi phí sử dụng thấp, đảm bảo sức khỏe người sử dụng, tuổi thọ công trình cao.
Tuy nhiên, để làm được điều này, về cơ chế chính sách, cần có những ưu đãi cụ thể, lâu dài về vốn thuế, tiền thuê đất đối với các nhà sản xuất và từng loại VLXKN. Cần có chính sách quản lý chặt chẽ sản xuất gạch đất sét nung. Ban hành đồng bộ, chi tiết các chính sách ưu đãi sử dụng phế thải công nghiệp sản xuất VLXKN. Hoàn thiện các giải pháp về khoa học kỹ thuật trong điều kiện Việt Nam. Xây dựng, công bố và ban hành các tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế, thi công, nghiệm thu các công trình sử dụng VLXKN…
MINH HẢI (SGGP) |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).