Khí hậu
Nam Định: Đê sông Đáy tiếp tục kêu cứu khi mùa mưa bão đã về
(16:05:46 PM 06/05/2013)
Khu đất bãi Làn sông Đáy thuộc địa bàn xã Yên Đồng (huyện Ý Yên) là đất công do UBND xã này quản lý. Tháng 8/2006, xã cho ông Trần Đình Thập (trú xã Yên Phúc, huyện Ý Yên) thuê gần 10 ha thông qua đấu thầu, với nội dung hợp đồng là ông Thập khai thác đất sản xuất vật liệu xây dựng; trồng lúa và nuôi trồng thủy sản ở những vị trí trũng; bên B không được phép chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, chế chấp; bên B chỉ được phép đào sâu không quá 1 m ở những vị trí cao (sau đó phải hoàn thổ) và đào cách chân đê từ 25 m. Thời hạn hợp đồng hết tháng 8/2011. Tuy nhiên, việc sử dụng đất không những không tuân theo hợp đồng (chuyển nhượng cho nhiều người), mà còn vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai và Luật Đê điều. Cụ thể, năm 2010, ông Thập chuyển nhượng cho các ông Phùng Đình Gan, Phùng Minh Tuấn, Đoàn Văn Khoan, Vũ Đức Tình (đều quê huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Trong quá trình sử dụng, ông Phùng Đình Gan tiếp tục chuyển nhượng một phần cho các ông Phùng Văn Thuấn, Phùng Văn Ngậy, Nguyễn Văn Chỉnh (huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Từ đây, các cá nhân này khai thác đất kiểu "tận thu" để sản xuất và đốt gạch tại chỗ. Khu bãi Làn vốn gần như bằng phẳng xưa kia, nay bị đào nham nhở, nhiều chỗ sâu tới 5-6 m, ngay sát chân đê cũng bị đào lấy đất làm gạch.
Ngày 21/4, TTXVN có bài phản ánh về thực trạng nói trên và ngay chiều 21/4 phóng viên có buổi làm việc với ông Phạm Mạnh Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Ý Yên. Ông Tiếp cho biết sẽ đôn đốc UBND xã Yên Đồng đình chỉ hoạt động khai thác và sản xuất gạch thủ công tại khu bãi Làn; đồng thời chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường xuống kiểm tra, lập biên bản. Tuy nhiên, đến ngày 6/5, các chủ lò gạch dường như bất chấp các quyết định của cả ba cấp chính quyền, mọi việc vẫn diễn ra bình thường.
Ảnh minh họa
Sáng 6/5, phóng viên có cuộc làm việc với ông Nguyễn Viết Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về vấn đề trên. Ông Hưng cho biết: "Tỉnh đã có thông báo chỉ đạo UBND huyện Ý Yên xử lý. Vấn đề này đề nghị nhà báo làm việc với huyện". Cũng ngay trong sáng 6/5, làm việc với ông Phạm Mạnh Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Ý Yên, người đứng đầu chính quyền huyện cho hay huyện đã kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo xã Yên Đồng xử lý. Tuy nhiên, trước đó ngày 2/5 làm việc với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Yên Đồng Đào Tiến Định nói: Các anh lên huyện mà hỏi. Ông Định cho biết xã đã có nhiều quyết định đình chỉ nhưng họ (các chủ lò gạch) làm trộm nên khó kiểm soát. Trả câu hỏi tại sao nhiều năm mà chính quyền địa phương không thể xử lý dứt điểm tình trạng xâm phạm vùng bảo vệ đê bối Sông Đáy, ông Định nói "đó là chuyện xã hội"(!).
Hiện dư luận rất bức xúc trước thực trạng đê sông Đáy thuộc địa bàn xã Yên Đồng bị xâm phạm nghiêm trọng khi mùa mưa bão đang đến gần, còn các cấp chính quyền ở Nam Định thì cứ đùn đẩy trạch nhiệm cho nhau, không xử lý dứt điểm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).