Khí hậu
Liên Hợp Quốc đánh giá cao thỏa thuận khí hậu Mỹ - Trung Quốc
(20:21:23 PM 13/11/2014)
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phía nam bang Florida (Mỹ) có thể chìm trong nước vào cuối thế kỷ 21 do hiện tượng nóng lên toàn cầu - Ảnh: TTXVN
Người đứng đầu Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Christiana Figueres hoan nghênh thỏa thuận khí hậu Mỹ-Trung là động lực mở đường cho một thỏa thuận khí hậu toàn cầu tại vòng đàm phán Paris (Pháp) vào cuối năm 2015.
Theo quan chức trên, thỏa thuận sẽ thúc đẩy tất cả các nền kinh tế lớn và các nước công nghiệp phát triển tham gia vào các nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu.
Trung Quốc và Mỹ là hai nước có lượng khí thải lớn nhất thế gới, lần lượt chiếm 25% và 15% tổng lượng khí phát thải toàn cầu.
Việc hai nước ký thỏa thuận khí hậu sau nhiều năm kiên quyết không tham gia Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải toàn cầu được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích tích cực cho vòng đàm phán ở Paris, đặc biệt khi Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng trước cũng đã cam kết đến năm 2020 sẽ giảm 40% lượng khí thải so với mức của năm 1990.
Đối với riêng Tổng thống Mỹ Barack Obama, thỏa thuận khí hậu Mỹ-Trung là thông điệp chứng tỏ quyết tâm của ông trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu trong hai năm cuối nhiệm kỳ.
Thỏa thuận cũng được nhìn nhận như một động thái chứng tỏ ảnh hưởng của Tổng thống Obama đối với thế giới, bất chấp quyền lực có thể bị thu hẹp phần nào sau thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vừa qua.
Các nguồn tin xác nhận đây là thỏa thuận không mang tính ràng buộc và cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua.
Trong động thái phản bác Tổng thống, phe Cộng hòa cảnh báo thỏa thuận khí hậu Mỹ-Trung sẽ vấp phải sự phản đối quyết liệt tại Quốc hội khóa mới.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner, một thành viên cốt cán của đảng Cộng hòa, cho rằng thỏa thuận là một dấu hiệu nữa cho thấy tổng thống không quan tâm đến những ảnh hưởng đối với thị trường việc làm trong nước.
Thượng nghị sỹ Mitch McConnell, người có nhiều triển vọng sẽ làm thủ lĩnh phe Cộng hòa tại Thượng viện khóa mới, cũng bày tỏ thất vọng khi thỏa thuận không yêu cầu Trung Quốc phải làm bất cứ điều gì trong suốt 16 năm tới.
Những tuyên bố trên của các thủ lĩnh phe Cộng hòa báo hiệu cuộc đấu quyết liệt sắp tới giữa Nhà Trắng và Quốc hội về vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông Boehner lưu ý Hạ viện đã thông qua một số dự luật nhằm cản trở các quy định của Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) được Nhà Trắng sử dụng trong các nỗ lực giảm khí thải.
Mặc dù các dự luật này đang bị "ách" lại tại Thượng viện hiện nay song phe Cộng hòa dự đoán các dự luật sẽ nhanh chóng được thông qua tại Thượng viện khóa mới sau khi đảng Cộng hòa chính thức nắm quyền kiểm soát Quốc hội từ ngày 3/1/2015.
Đối với giới khoa học, mặc dù thỏa thuận khí hậu Mỹ-Trung là bước khởi đầu quan trọng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu song không nên quá kỳ vọng vào một bước đột phá lớn.
Theo họ, kể cả khi thỏa thuận được thực thi đầy đủ, nhiệt độ Trái Đất vẫn sẽ tăng thêm 2 độ C, ngưỡng tăng nguy hiểm theo cảnh báo của các nhà môi trường.
Bên cạnh đó, với tính chất không ràng buộc nên thỏa thuận có thể sẽ không tuân thủ dù đã được lãnh đạo hai nước nhất trí.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).