Thứ tư, 30/10/2024, 04:22:57 AM (GMT+7)

LHQ cảnh báo Australia khó đạt mục tiêu chống biến đổi khí hậu

(14:30:50 PM 28/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 28/11, Liên hợp quốc (LHQ) công bố báo cáo về mức khí phát thải 2018, trong đó cảnh báo Australia khó đáp ứng cam kết trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Báo cáo nêu rõ lượng khí phát thải của Australia dự báo sẽ cao hơn so với mục tiêu giảm trừ khí phát thải từ 26-28% vào năm 2030 so với mức phát thải khí carbon năm 2005.

 

LHQ[-]cảnh[-]báo[-]Australia[-]khó[-]đạt[-]mục[-]tiêu[-]chống[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu
Ảnh: IE
 
Theo báo cáo, dự báo mới nhất do chính phủ Australia công bố cho thấy khí phát thải vẫn duy trì ở mức cao hơn so với bản đồ giảm trừ dần khí thải để đạt mục tiêu 2030.
 
Bên cạnh Australia, bản báo cáo cũng nêu tên một số quốc gia khác thuộc Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự báo sẽ không đảm bảo các cam kết trong Hiệp định, bao gồm Canada, Mỹ và Nam Phi. Theo đó, LHQ khuyến cáo các thành viên của G20 cần phải tăng cường bổ sung các chính sách về giảm khí phát thải và thúc đẩy thực thi các chính sách đó. Thậm chí, LHQ cho rằng thế giới có thể sẽ phải cân nhắc các mục tiêu cao hơn để kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu. 
 
Năm ngoái, lượng khí phát thải carbon đã gia tăng trên thế giới sau 3 năm giữ nguyên. Theo Giám đốc điều hành Chương trình môi trường LHQ Joyce Msuya, một trong những lý do khiến lượng khí phát thải vẫn ở mức là lạm dụng nhiên liệu hóa thạch.
 
Bà Msuya nhận định than đá không còn là nguồn nhiên liệu cạnh tranh và các trang trại gió, hệ thống năng lượng Mặt Trời đang được tập trung triển khai tại Australia, Bắc Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, sự thay đổi không diễn ra ngay lập tức theo hướng mà thế giới đang cần. Vì vậy, bà Msuya nhấn mạnh cần phải truyền tải thông điệp "thế giới không bất lực khi đối mặt với biến đổi khí hậu", và điều cần thiết nhất hiện nay là thúc đẩy liên kết lãnh đạo trong vấn đề này.
 
Chống biến đổi khí hậu và Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu luôn là vấn đề gây tranh cãi tại Australia. Tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố nước này không từ bỏ Hiệp định Paris và sẽ đạt mục tiêu cắt giảm 26% lượng khí phát thải vào năm 2030 nhờ cải thiện công nghệ.
Diệu Linh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: LHQ cảnh báo Australia khó đạt mục tiêu chống biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?

(Tin Môi Trường) - Chuyên gia nhận định nhiều khả năng năm nay sẽ là năm ấm nhất được ghi nhận và khi nhiệt độ tăng lên thì các cơn bão mạnh cũng gia tăng. Thời gian qua, nhiều cơn siêu bão xuất hiện với sức tàn phá khủng khiếp và đạt cấp độ cao nhất của các thang đo bão.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI