Chủ nhật, 19/01/2025, 03:30:57 AM (GMT+7)

IPCC chỉnh lại dự báo về mức băng tan tại dãy núi Himalaya

(19:17:35 PM 04/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Trong báo cáo mới đây, Ủy ban liên chính phủ về chống Biến đổi khí hậu (IPCC), đã đưa ra dự báo mới thận trọng hơn liên quan đến khả năng tan băng trên dãy Himalaya, theo đó, từ nay cho đến năm 2100, dãy núi hùng vĩ này có nguy cơ mất đến 45% lượng băng nếu nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng 1,8 độ C, gần chạm mức an toàn 2 độ C.


Ảnh: IE

 

Trong báo cáo mang tên “Báo cáo đánh giá thứ 5 về tác động của biến đổi khí hậu 2014", IPCC đã dựa vào 14 hình ảnh mô phỏng máy tính để đưa ra hai dự báo. Thứ nhất, dãy Himalaya sẽ mất 45% lượng băng trên nền nhiệt độ trung bình tăng 1,8 độ C. Hai là, với mức tăng 3,7 độ C, lượng băng tan sẽ tăng lên 68%. Cả hai dự báo này đều lấy mốc chuẩn từ năm 2006. Trước đó, trong báo cáo thứ tư công bố vào năm 2007, IPCC từng đưa ra dự báo sai rằng băng trên dãy Himalaya sẽ tan hoàn toàn vào năm 2035. Trong báo cáo 2007, IPCC cũng đưa ra một nhận định sai lầm khác khi cho rằng có tới 55% diện tích Hà Lan sẽ nằm dưới mặt nước biển, thay vì 26%. Tổ chức này cũng đã thừa nhận lỗi này vào năm 2010.

 

Lãnh đạo IPCC, ông Rajendra Pachauri, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng trong bản báo cáo năm 2007, văn kiện đã giúp nhóm này và Phó Tổng thống Mỹ lúc đó là Al Gore được nhận giải thưởng Nobel vì hòa bình. Theo các chuyên gia của IPCC, các dự báo nói trên đáng tin cậy hơn vì dựa trên một nghiên cứu được công bố năm 2013.

Cũng trong năm 2014, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã thúc đẩy một cuộc điều tra của một nhóm các nhà khoa học đến từ 15 quốc gia nhằm khẳng định các sai lầm nói trên của IPCC không làm mất đi độ tin cậy nói chung của tổ chức này. Tuy nhiên, IPCC cũng được khuyến cáo cần tăng cường các phương pháp làm việc để đáp ứng đòi hỏi đánh giá được những biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.


IPCC được thành lập năm 1988, chịu trách nhiệm đánh giá những nguy cơ liên quan biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra. Một trong những hoạt động chính của IPCC là xuất bản các báo cáo đặc biệt về các chủ đề liên quan biến đối khí hậu. Trước đó, báo cáo năm 2007 của IPCC đã giúp thúc đẩy một loạt hành động tích cực và mang lại hy vọng về một hiệp ước toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Hội nghị LHQ về Biến đổi Khí hậu tại Copenhagen, Đan Mạch năm 2009 đã không đạt được mục tiêu trên do bất đồng ý kiến về vấn đề cắt giảm khí thải nhà kính giữa các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển...

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: IPCC chỉnh lại dự báo về mức băng tan tại dãy núi Himalaya

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI