Thứ tư, 27/11/2024, 20:42:03 PM (GMT+7)

Hố khổng lồ xuất hiện ở Siberia, nghi do toàn cầu nóng lên

(13:03:49 PM 22/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Một miệng hố khổng lồ với đường kính 20m vừa được phát hiện ở khu vực Novokuznetsk, Siberia (Nga) khiến người dân hoang mang, sợ sẽ bị hố nuốt chửng.

[-]​Hố[-]khổng[-]lồ[-]xuất[-]hiện[-]ở[-]Siberia,[-]nghi[-]do[-]toàn[-]cầu[-]nóng[-]lên
Hố lớn vừa được phát hiện ở Siberia - Ảnh: The Siberian Times


Theo RT ngày 20-4, cái hố do người dân địa phương phát hiện. Hố rộng 20m, sâu khoảng 30m.

Ngay khi nhận được tin báo, nhà chức trách địa phương đã tới chỗ cái hố, dựng hàng rào quanh đó và đổ đất lấp hố, trong khi các chuyên gia đang nghiên cứu, tìm hiểu tại sao hố xuất hiện.

Ông Rinat Sharifullin - có nhà nằm cách hố chỉ 100m - cho rằng các đường hầm khai mỏ bỏ hoang dưới mặt đất ở khu vực là "thủ phạm" tạo ra cái hố. Hiện ông và gia đình rất sợ sẽ xuất hiện các hố khác và chúng sẽ nuốt chửng nhà họ.

"Chúng tôi phải ra khỏi đây - bà Natalia, vợ Rinat, nói với truyền thông địa phương - Có nhiều khu mỏ dưới vườn nhà chúng tôi, chúng đã bị đóng cửa vào những năm 1990".

Tuy nhiên còn có giả thiết cho rằng cái hố này cũng giống các miệng hố khác hình thành cách đây không lâu ở khu vực Bovanenkovo (cách đó khoảng 3.500km): do khí methane sinh ra từ lớp băng vĩnh cửu tan chảy vì hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Methane là loại khí dễ cháy và người dân địa phương được khuyến cáo tránh dùng lửa gần các miệng hố này. Methane cũng khiến việc nghiên cứu các miệng hố của các nhà khoa học trở nên nguy hiểm hơn.

Theo các nhà địa chất, nhiều ao hồ hiện nay ở bán đảo Yamal (Siberia) có thể được hình thành từ các miệng hố tương tự trong quá khứ.

 

[-]​Hố[-]khổng[-]lồ[-]xuất[-]hiện[-]ở[-]Siberia,[-]nghi[-]do[-]toàn[-]cầu[-]nóng[-]lên
Một trong các miệng hố hình thành ở bán đảo Yamal - Ảnh: RT

Theo RT, TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hố khổng lồ xuất hiện ở Siberia, nghi do toàn cầu nóng lên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI