Thứ sáu, 29/11/2024, 03:56:44 AM (GMT+7)

Hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu Tin ảnh

(12:55:05 PM 12/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Biến đổi khí hậu không còn ở xa, mà đã hiển hiện ngay trong những đợt hạn hán, lũ lụt kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của con người trên khắp thế giới.

 

Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]

 
Grossglockner, Áo: Biển báo này cho thấy sông băng lớn nhất Áo đang thu hẹp nhanh đến mức nào. Chỉ trong vòng hai thế kỷ, chiều dài sông đã giảm xuống 3 km. Các sông băng trên khắp châu Âu bắt đầu tan nhanh từ những năm 1980.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Lodwar, Kenya: Xác con lừa - nạn nhân của hạn hán - là dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng thức ăn và nước uống của tộc Kurtana. Hơn 23 triệu người ở Đông Phi đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước và thực phẩm trầm trọng do biến đổi khí hậu.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Đảo Funafuti, Tuvalu: Mực nước biển tăng cao đe dọa cuộc sống của 10.000 người dân trên đảo Funafuti. Quốc đảo này có thể sẽ là nước đầu tiên biến mất dưới lòng biển do biến đổi khí hậu.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Kangerlussuaq, Greenland: Các tảng băng này nằm lại sau khi một trận lụt tràn qua phía đông thị trấn Kangerlussuaq.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Wilcannia, Australia: Nhiều con chuột túi và đà điểu sa mạc đã chết trong cơn hạn hán ở vùng trung tâm Australia.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
San Marcos Tlacoyalco, Mexico: Thung lũng Tehuacan từ lâu đã phải chịu đựng tình trạng khan hiếm nước. Hạn hán, biến đổi khí hậu và công nghiệp hóa đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nguồn nước ngầm dự trữ hiếm hoi ở đây.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Công viên quốc gia Los Glaciares, Argentina: Một tảng băng lớn rơi xuống từ vách sông băng Perito Moreno.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Wrightwood, California, Mỹ: Một lượng lớn nhà cửa đã bị thiêu rụi. Hơn 80.000 người đã phải di tản do cháy rừng lan rộng mất kiểm soát.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Khu bảo tồn quốc gia Lake Mead, Nevada, Mỹ: Hạn hán kéo dài bảy năm và nhu cầu dùng nước tăng cao do tăng trưởng dân số ở vùng Tây Nam đã khiến mực nước hồ Mead - nguồn cung cấp nước cho Las Vegas, Arizona, Nam California - giảm xuống 30 m so với mực nước thấp nhất đo được từ thập niên 1960.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Tripa, Indonesia: Người dân đốt rừng nguyên sinh để lấy đất trồng cọ ở tỉnh Aceh. Dầu cọ được dùng cho nhiều sản phẩm, từ kẹo chocolate tới ngũ cốc ăn sáng và dầu gội đầu.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Kayobry, Haiti: Bà Erlande Toussaint, 63 tuổi, ngồi ngoài ngôi nhà bị bão Gustav phá hủy.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Rạn san hô Great Barrier, Australia: San hô ở Great Barrier bị tẩy trắng do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Catcliffe, Anh: Làng Catcliffe là một trong những nơi bị ngập lụt sau những cơn mưa lớn (lên tới hơn 100 mm trong 24 giờ).
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Boulder, Nevada, Mỹ: Vệt màu trắng quanh hồ Mead cho thấy lượng nước tiếp tục giảm xuống gần thành phố Boulder.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Bangkok, Thái Lan: Người dân địa phương di chuyển trong nước lụt ngập tới ngang ngực ở làng Amornchai, ngoại ô Bangkok.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Wivanhoe, Australia: Mặt đất nứt nẻ là hậu quả của mực nước xuống thấp ở đập Wivenhoe - nguồn nước chính của vùng Brisbane.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Sông băng Greenland: Các sông băng của Greenland đang tan với tốc độ kỷ lục, nhanh hơn so với dự đoán. Nước băng tạo thành các hồ nước màu xanh biếc trên bề mặt, hấp thụ ánh sáng mặt trời và càng đẩy nhanh quá trình tan băng.
Hậu[-]quả[-]khủng[-]khiếp[-]của[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]
Manitoba, Canada: Một cơn lốc xoáy khổng lồ xuất hiện ở vùng Manitoba. Mùa bão của Canada đến sớm và dữ dội hơn nhiều do hiệu ứng nóng lên toàn cầu.

 

Theo Buzzfeed/Zing
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hậu quả khủng khiếp của biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước

(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI