Thứ ba, 26/11/2024, 16:40:20 PM (GMT+7)

Hậu Giang chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

(09:12:44 AM 06/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Liên Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Hậu Giang cho biết, trong năm 2014 tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về tác hại của biến đổi khi hậu toàn cầu.

Ảnh minh hoạ IE


Theo Ban chỉ đạo, năm 2014, t ỉnh phối hợp với Trung ương, các Bộ, trường, viện có liên quan tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu cho cán bộ chủ chốt, chuyên trách, kiêm nhiệm; chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường, ngành nông nghiệp, giao thông vận tải chủ động đầu tư các công trình, dự án mang tính dự phòng, ứng phó khi thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt các dự án ô đê bao ngăn lũ, cống, đập ngăn mặn, hồ trữ nước ngọt… phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.

Trước mắt, tỉnh Hậu Giang ưu tiên lập 14 dự án đầu tư xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu; trong đó có 2 dự án đang triển khai xây dựng là: dự án “Xây dựng hệ thống cống ngăn mặn Nam kênh Xà No” và dự án “Nâng cấp bờ bao, kết hợp đường giao thông từ thị trấn Cây Dương đến Ngã Ba Vĩnh Tường”, tổng kinh phí 2 dự án hơn 846 tỷ đồng, bằng nguồn vốn trung ương. Khi hai dự án này hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ bảo vệ hơn 20.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, cũng như ổn định sinh sống 2 mùa lũ, hạn cho hàng ngàn hộ dân. Các dự án còn lại đang trong quá trình thẩm định, phê duyệt và sẽ triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Theo đánh giá bước đầu, các bước thực hiện triển khai kịch bản, đề án chống biến đổi khí hậu của tỉnh đang hoàn thiện từng giai đoạn, từng cấp, từng ngành. Chính quyền địa phương và nhân dân có ý thức trong công tác đối phó thiên tai, thời tiết bất lợi, biết lựa chọn cây- con thích nghi trong sản xuất. Tuy nhiên, qua một năm thực hiện chương trình còn yếu về nhân lực, thiếu cán bộ chuyên trách; một số địa phương còn lúng túng, xây dựng kịch bản chưa sát thực tế; nguồn vốn bố trí thực hiện các dự án chậm, kinh phí hoạt động chương trình ít, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Theo kịch bản dự báo của Ban chỉ đạo, Hậu Giang là một trong những tỉnh, thành ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề của sự biến đổi khí hậu toàn cầu; đặc biệt là nước biển dâng cao, khô hạn kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân trên toàn địa bàn. Điều đó thể hiện rõ nhất trong những năm qua, nhất là tình hình mặn xâm nhập vào nội đồng ngày một sâu, khô hạn kéo dài, lũ dâng cao, mưa lớn, lốc xoáy ngày một diễn biến phức tạp. Tác động kéo theo là tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, trên người khó kiểm soát, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều bất lợi.

Huỳnh Sử
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hậu Giang chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI