Thứ năm, 23/01/2025, 23:13:22 PM (GMT+7)

Giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thích ứng với ngập lụt của thành phố Đà Nẵng

(16:47:20 PM 18/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Ngày 18/3, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo "Giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thích ứng với ngập lụt thành phố Đà Nẵng" do Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố Đà Nẵng phối hợp với Viện Chuyển đổi môi trường và xã hội Hoa Kỳ (ISET) tổ chức.

Ảnh IE


Hội thảo nhằm thảo luận các giải pháp quy hoạch phát triển Đà Nẵng ứng phó với vấn đề ngập lụt, chia sẻ bài học kinh nghiệm về áp dụng kết quả Dự án Nhà chống bão và Dự án Mô hình thủy văn và mô phỏng sự phát triển đô thị (HUDSIM) trong quy hoạch phát triển đô thị của thành phố và giới thiệu các nội dung cơ bản của Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2013- 2020".

Theo ISET, phần lớn các khu vực đô thị mới của Đà Nẵng theo quy hoạch tổng thể nằm ở vùng thoát lũ và vùng trũng thấp. Qua điều tra, nghiên cứu cho thấy, việc san lấp trong vùng thoát lũ từ 1- 6 mét đã cản trở việc thoát lũ, làm thay đổi hình thái ngập lụt, gia tăng đáng kể mức lũ ở các xã thấp trũng lân cận. Ngoài ra, việc san lấp trong vùng thoát lũ còn làm cản đường thoát nước, lấy đi khu vực trữ nước có thể tràn rộng ra và chảy chậm lại, khiến nước sông chảy xiết hơn.

Theo đó, các nhà chuyên môn cảnh báo nước lũ dâng cao, hình thái lũ thay đổi ở những xã thấp trũng gần kề với khu vực san nền sẽ tác động đến sinh kế, nhà ở, tài sản và cơ sở hạ tầng. Các phương án ứng phó lũ lụt truyền thống có thể không phù hợp do hình thái lũ thay đổi. Các khu đô thị mới sẽ bị ngập sâu trong nước từ 1-1,5 mét, khiến thiệt hại về nhà cửa, làm giảm giá trị đất đai và sức hút với các nhà đầu tư. Những khu vực ngập sâu hơn 2 mét sẽ bị thiệt hại nặng nề vì ngập sâu kéo dài... Ngoài ra, hệ thống đường giao thông ở những khu thấp trũng có khả năng bị tê liệt hoàn toàn trong lũ, gây cản trở công tác sơ tán, cứu hộ và ứng phó khẩn cấp... Do đó, để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, Đà Nẵng cần phải điều chỉnh quy hoạch không gian; trong đó, kiểm soát chặt chẽ những công trình xây dựng nào chiếm mất phần không gian cho nước. Bên cạnh đó, hạn chế xây dựng mới ở khu vực đất thấp phía Nam; cải thiện hệ thống thoát nước sẽ giảm thiểu và phân chia nguy cơ lũ lụt một cách đồng đều hơn...

Trong ngày 17 và 18/3, ông Marcus Moench, Chủ tịch ISET có buổi làm việc với đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở Xây dựng, Văn phòng Biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng về Dự án Nhà chống bão và Dự án Mô hình thủy văn và mô phỏng sự phát triển đô thị và đi thực địa. Tại các buổi làm việc, ông Marcus Moench khuyến cáo về việc phổ biến dự án sẽ có tác động hai chiều, một mặt nâng cao đời sống của người dân nhưng cũng sẽ làm giảm sự thu hút các nhà đầu tư. Đây là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng để có hướng giải quyết thích hợp. Sau các buổi làm việc, đại diện ISET đi thực địa đến từng hộ gia đình sau đó tập hợp thành phim tài liệu về công tác ứng phó biến đổi khí hậu để có thể làm phương tiện phổ biến đến các tỉnh, thành và các nước trong khu vực.

Văn Sơn-TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải pháp quy hoạch phát triển đô thị thích ứng với ngập lụt của thành phố Đà Nẵng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.

Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI