Khí hậu
El Nino, biến đổi khí hậu khiến nửa VN thành chảo lửa
(08:04:10 AM 30/05/2015)
Hồ Suối Lớn ở xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận cạn trơ đáy, cá chết khô - Ảnh: Thuận Thắng
Hôm qua 29-5, Như Xuân (Thanh Hóa) 41,4 độ; Tây Hiếu (Nghệ An) 41,5 độ; Quỳ Hợp (Nghệ An) 41,5 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 40,3 độ, …
Nhiệt độ ngoài trời ở Hà Nội vào các giờ hành chính luôn trên 40 độ. Thậm chí nhiệt độ đo trong ôtô đỗ trên đường lên tới 56 độ!
Nắng nóng kỷ lục trong lịch sử ngành quan trắc khí tượng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương, nắng nóng sẽ còn diễn biến phức tạp và kéo dài trong những ngày tới. Đặc biệt, mức nhiệt độ được trung tâm đưa ra chỉ là mức nhiệt đo trong lều khí tượng, nhiệt độ thực tế còn có thể cao hơn từ 2-4 độ. Điều này đồng nghĩa, nhiệt độ ngoài trời ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung, có nơi sẽ lên đến 40-42 độ.
Đây là đợt nắng nóng kéo dài và gay gắt nhất ở miền Bắc từ năm 2009 đến nay. Với các tỉnh miền Trung, đây là đợt nắng nóng kỷ lục trong lịch sử ngành quan trắc khí tượng.
Tiến sĩ (TS) Trần Quang Tiến - PGĐ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn trung ương - đánh giá trong những năm vừa qua, vào tháng 5 thường có những đợt nắng nóng kéo dài tương tự.
Tuy nhiên, nắng nóng khắc nghiệt như hiện nay có thể là do hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến Việt Nam và tình trạng biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trở nên gay gắt.
>> TS Trần Quang Tiến
Theo TS. Mai Văn Khiêm - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khí tượng - khí hậu (thuộc Viện khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu), nguyên nhân của đợt nắng nóng kéo dài lần này là do ảnh hưởng của vùng thấp nóng phía Tây mở rộng, kết hợp với hiệu ứng gió phơn nên ở các tỉnh miền Trung suốt từ ngày 14 tới nay liên tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng, với các tỉnh miền Bắc nắng nóng mới bắt đầu từ ngày 26-5.
Cùng quan điểm với TS. Trần Quang Tiến, TS. Khiêm nhận định: “Hiện tượng thời tiết khiến bề mặt nước biển trên Thái Bình Dương ấm lên trong thời gian qua - El Nino - có thể là nguyên nhân làm gia tăng các đợt nắng nóng.
Thực tế, nền nhiệt trung bình ở hầu hết các vùng khí hậu của Việt Nam từ đầu năm 2015 đến nay đều cao hơn trung bình nhiều năm, trong khi lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu làm cho nền nhiệt độ tăng, dẫn đến sự gia tăng của hiện tượng nắng nóng, cả về tần suất và cường độ”.
Một người đàn ông rửa chân ở một hố nước được đào giữa con suối trơ đáy vì hạn hán thuộc xã Phước Trung, huyện Bắc Ái, Ninh Thuận - Ảnh: Thuận Thắng
Nguy cơ rối loạn toàn thân
Theo TS. Mai Văn Khiêm, nắng nóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, những người dễ bị ảnh hưởng mạnh nhất là: Người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 75 tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính nghiêm trọng, đặc biệt là có vấn đề về tim hoặc phổi, người bị bệnh Parkinson (một trong những bệnh thần kinh tiến triển khi các tế bào thần kinh tiết ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine dần bị phá hủy) hoặc những người đã bị đột quỵ…
Bác sĩ (BS) Phan Quốc Bảo (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cơ sở 2) cho biết: “Trời nắng nóng gay gắt có thể gây rối loạn toàn thân, làm cơ thể bị mất nước và các chất điện giải. Những đối tượng có bệnh lý về tim mạch dễ rơi vào tình trạng kiệt sức và xảy ra những biến chứng về tim mạch”.
>> BS Phan Quốc Bảo
Đói với những rối loạn cục bộ, nắng nóng còn dẫn đến hoặc dễ bị tái phát các bệnh lý về da như viêm da, nấm da,…
Ngoài ra, thời tiết nắng nóng còn là nguy cơ dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tai mũi họng. Người bệnh cần uống đủ nước và có các biện pháp vệ sinh đường mũi đúng cách để phòng bệnh.
Chỉ tính riêng một tuần trở lại đây, mỗi ngày Bệnh viện Nhi trung ương khám từ 2.500-2.700 bệnh nhi, 200 trẻ phải nhập viện. Trong đó, 70-80% bệnh nhi bị sốt cao co giật, viêm mũi, viêm phổi,...
Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận một số ca mắc bệnh viêm não và viêm màng não.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ trẻ nhập viện tăng từ 20-30% so với thời điểm trước nắng nóng.
BS Phan Quốc Bảo có lời khuyên, người lớn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng vào buổi trưa. Thường xuyên làm mát cơ thể trẻ bằng cách tắm, dùng khăn ướt lau cơ thể, mặc áo quần thoáng mát, rộng rãi.
Chia sẻ về cách phòng tránh trước tình hình nắng nóng, BS Phan Quốc Bảo cho biết cách tốt nhất vẫn là tránh nắng.
Đối với những môi trường bắt buộc phải tiếp xúc với nắng nóng, chúng ta phải uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi. Bên cạnh đó, sau khi đi nắng về, chúng ta có thể uống thêm nước chanh muối hoặc nước dừa có pha thêm một ít muối để bổ sung các chất điện giải cho cơ thể.
Trường hợp cần di chuyển ngoài đường dưới trời nắng, ta cần đội nón, đeo khẩu trang, găng tay, áo khoác…để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Nhiệt độ giảm nhẹ rồi lại tăng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hôm nay (30-5), nắng nóng sẽ dịu bớt ở các tỉnh Bắc Bộ với nền nhiệt độ cao nhất từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén nên ở Bắc Bộ từ chiều tối và đêm nay sẽ có mưa rào, rải rác có dông. Khu vực các tỉnh ven biển Trung Bộ nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra.
Đến ngày 31-5, nắng nóng ở Bắc Bộ sẽ tạm thời gián đoạn, tại Trung Bộ, nhiệt độ có giảm nhẹ ở mức 35-38 độ, có nơi trên 38 độ.
Tuy nhiên, từ ngày 1-6 đến 4-6, nắng nóng sẽ gia tăng trở lại ở Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ. Khu vực Trung Bộ, từ 2-6, nhiệt độ có xu hướng tăng lên từ 1-2 độ.
Theo dự báo của Trung tâm, trong tháng 6, sẽ xuất hiện các đợt nắng nóng khác với nền nhiệt cao hơn bình thường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).