Thứ bảy, 23/11/2024, 13:51:42 PM (GMT+7)

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội

(11:12:56 AM 27/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Các nhà khoa học đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sự ổn định xã hội. Xung đột đã tăng gấp đôi trong chu kỳ nóng và khô El Nino từ năm 1950 đến năm 2004.

>>Lớp băng vĩnh cửu sẽ thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu

 

 

Xung đột xã hội đã tăng gấp đôi trong chu kỳ nóng và khô El Nino từ năm 1950 đến năm 2004  (Ảnh: Earthtimes)
 


Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu chứng minh rằng nguy cơ xung đột tăng gấp đôi trong điều kiện nóng hơn và khô hơn trong thời kỳ El Nino.


Theo đồng tác giả của bài báo - Mark Cane, Đại học Columbia, New York , "nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã tác động đáng kể đến xung đột xã hội hiện nay, nhưng chưa đủ căn cứ để cho rằng trong dài hạn nó sẽ có hiệu ứng tương tự. Tuy nhiên, thật khó để tin rằngbiến đổi khí hậu trong dài hạn lại không dẫn đến những bất ổn trong xã hội loài người."

 

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng gián tiếp lên hành vi của con người. Một cuộc chiến tranh không nổ ra đơn giản chỉ vì trời nóng.Nhưng khi mất mùa liên tiếp do El Nino thì vấn đề sẽ khác đi:nông dân đã nghèo lại càng nghèo hơn, giá thực phẩm tăng, an ninh lương thực bị đe dọa. Mặc dù chúng ta khó có thể chỉ ra một cuộc xung đột nào có liên quan trực tiếp đến hiệu ứng El Nino, nhưng thực tế cho thất các sự kiện xung đột gần đây tại Ả Rập lại xẩy ra chỉ một thời gian ngắn sau khi có những đợt biến đổi khí hậu El Nino.

 

Tác giả chính Solomon Hsiang và các đồng nghiệp từ Đại học Columbia, New York đã xem xét tất cả các cuộc xung đột ở 175 quốc gia từ năm 1950 đến 2004. Nghiên cứucho thấy có 93 quốc gia bị El Nino tác động mạnh đến khí hậu, ví dụ như Úc, Ghana, Lào và Sudan; và 82 quốc gia khác không bị ảnh hưởng nhiều, chẳng hạn như Hy Lạp, Latvia và Tunisia. Tại những nước nghèo nhất, người dân có khuynh hướng ứng xử thiếu kiềm chế, có thể vì chính phủ của họ thiếu nguồn tài chính và sự ổn định chính trị để nhanh chóng hóa giải những tác động của sự thay đổi khí hậu.

 

Những đợt El Nino cường độ mạnh có thể được dự báo trước đến hai năm, nên nếu thực sự quan tâm thì Chính phủ có thể chủ động thực hiện các biện pháp giảm thiểu xung đột trong tương lai, hoặc các tổ chức nhân đạo có thể sắp xếp lại thứ tự ưu tiên để tập trung vào các lĩnh vực mà xung đột rất có thể phát sinh.

 

 

Minh Nguyễn (Theo Earthtimes, 25/8/2011)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội

  • Bích Ngọc (12:12:35 PM 27/08/2011)bài viết hay quá

    Bài hay quá! Nghiên cứu có ý nghĩa như thế này nên được biên dịch nhiều để phổ biến kiến thức! Xin cảm ơn tác giả và dịch giả.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI