Khí hậu
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao uy hiếp các làng ven biển ở Trà Vinh
(08:22:30 AM 14/05/2014)Biển Ba Động, Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có bờ biển dài 65 km qua địa bàn 9 xã, thị trấn thuộc 3 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang và Châu Thành, với gần 17.500 hộ dân sinh sống; trong đó huyện Duyên Hải có bờ biển dài gần 55 km. Điều đáng lo ngại là khoảng 10 năm trở lại đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao đã làm cho hàng trăm ha đất rừng phòng hộ, đất sản xuất, đất ở của hàng trăm hộ dân ở 10 ấp thuộc 3 xã ven biển Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa và Đông Hải (huyện Duyên Hải) bị nước biển xâm thực, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều hộ dân. Trong đó, có một số tuyến đê được đầu tư lớn xây dựng kiên cố cũng bị nước biển cuốn trôi, buộc phải đầu tư xây dựng lại.
Tại khu vực cồn Nhàn, ấp Mù U, xã Dân Thành (huyện Duyên Hải) nằm trên tuyến đê xung yếu Hải - Thành - Hòa của tỉnh Trà Vinh đang bị sạt lở nghiêm trọng, các hộ dân sống ở cạnh chân đê như ngồi trên đống lửa, sống trong lo sợ đê bị vỡ bất cứ lúc nào. Chị Lê Thị Tuyết Mai cho biết, căn nhà của gia đình cất trước đây cách chân đê khoảng 300 - 400 mét, do sóng biển dâng cao gây sạt lở buộc nhà nước phải di dời con đê vào sát nhà chị, 4.000 m2 đất trồng chuyên canh rau màu của gia đình bị nước biển cuốn trôi gần phân nửa. Nay gia đình chị luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ vì tuyến đê đang đứng trước nguy cơ bị vỡ sẽ cuốn trôi tài sản, nhà cửa của gia đình…
Cách đó không xa, tuyến đê biển khu vực ấp Chợ, ấp Bào, xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải) cũng lâm vào tình trạng tương tự. Sóng biển khoét sâu vào thân đê tạo thành nhiều “hàm ếch”, cả ngàn cây phi lao trồng bảo vệ tuyến đê gần 20 năm tuổi bị sóng biển đánh bật gốc, nằm nghiêng ngả; hàng cừ tràm được đóng dày đặc nhằm bảo vệ tuyến đê cũng trở nên bất lực trước sóng biển... Gắn bó với vùng đất ven biển ấp Bào từ nhỏ, anh Trần Công Lập cho biết: Vào năm 1990, rừng phòng hộ phi lao ven biển có bề ngang cả trăm mét và nước biển cách rừng cũng từng ấy. Nay mỗi khi nước thủy triều dâng, là sóng biển đánh qua cả vạt phi lao. Trước đây gia đình tôi có hơn 5 công đất (1 công = 1.000m2), nay bị sóng biển "nuốt" mất 4 công nên đời sống gia đình hiện gặp rất nhiều khó khăn…
Theo UBND xã Hiệp Thạnh, từ năm 1997 đến nay, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước biển dâng khiến bờ biển xã Hiệp Thạnh bị sạt lở nghiêm trọng, có một số đoạn bị lở sâu từ 500 - 2.000 mét, xâm thực vào đất liền khoảng 200 ha và gây thiệt hại về nhà cửa, rau màu của người dân gần 3 tỷ đồng. Riêng tuyến đê biển từ ấp Chợ, ấp Bào đến khu vực Rạch Cạn mặc dù mới thi công năm 2012, với kinh phí đầu tư 75 tỷ đồng, nhưng năm 2013 đã có hơn 2 km bị sạt lở…
Ông Nguyễn Văn Khiêm, Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh bức xúc cho hay: Khu vực này, hàng năm người dân chỉ sống được vào mùa gió Nam khoảng tháng 3 âm lịch; kể từ tháng 9 âm lịch, khi gió Chướng bắt đầu thổi mạnh cũng là lúc tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng, buộc người dân phải tìm nơi trú ẩn tránh sạt lở… Tuy hàng năm tỉnh, huyện đều phối hợp với xã huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ gia cố tuyến đê, nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế hiệu quả không cao. Để đảm bảo an toàn cho người dân vùng sạt lở, UBND xã Hiệp Thạnh đề nghị Trung ương, tỉnh Trà Vinh sớm đầu tư cho Hiệp Thạnh khu tái định cư và đầu tư xây dựng kiên cố 6 km tuyến đê còn lại để bảo vệ diện tích đất của xã, giúp người dân địa phương có đất canh tác và có nơi ở ổn định trong điều kiện khí hậu có nhiều biến đổi…
Theo UBND huyện Duyên Hải, do thiếu nguồn vốn triển khai xây dựng khu tái định cư nên hiện nay, Huyên Hải vẫn còn 146 hộ dân ở ấp Nhà Mát và ấp Cồn Trứng (xã Trường Long Hòa) và 30 hộ ở ấp Chợ và ấp Bào phải sống tại các điểm xung yếu thường xuyên bị sạt lở, tính mạng và tài sản đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Kể từ năm 2008 đến nay, Trà Vinh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư gần 115 tỷ đồng gia cố đê bằng bê tông chắn sóng tâm cấp 1.300 mét bờ kè tại xã Hiệp Thạnh và 750 mét bờ kè tại ấp Cồn Trứng. Năm 2014, Trà Vinh tiếp tục đầu tư giai đoạn 3 để hoàn thiện đoạn kè tại xã Hiệp Thạnh có chiều dài 2.000 mét và gần 2.800 mét kè còn lại trong dự án xây dựng kè ấp cồn Trứng. Tổng nguồn vốn được phê duyệt hai dự án này gần 420 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Trưởng, Chánh văn phòng Ủy ban phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh, kinh phí hàng năm Trung ương bổ sung cho tỉnh quá ít không thể thực hiện được. Nếu đầu tư theo kiểu chắp vá như hiện nay, những đoạn đê không hoàn chỉnh sẽ bị sóng biển tiếp tục làm sạt lở, kinh phí sửa chữa, xây mới sẽ tăng gấp nhiều lần. Do đó, để bảo đảm cuộc sống cho nhân dân ven biển, về lâu dài Trung ương cần hỗ trợ Trà Vinh xây dựng toàn bộ tuyến kè ven biển; đồng thời sử dụng công nghệ kè mềm bên ngoài biển để tiến tới trồng rừng bồi lấp bảo vệ tuyến kè.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
- Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
- Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 6h ngày 26/10, vị trí tâm bão Trà Mi (bão số 6) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).