Chủ nhật, 19/01/2025, 12:17:29 PM (GMT+7)

Biến đổi khí hậu: Kiên Giang ngăn chặn sạt lở ven biển

(14:58:01 PM 18/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, khu vực bờ biển Tiểu Dừa giáp tỉnh Cà Mau thuộc ấp Cây Gõ, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang bị sạt lở nghiêm trọng, nhất là vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn, khắc phục hữu hiệu.

 Biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Kiên[-]Giang[-]ngăn[-]chặn[-]sạt[-]lở[-]ven[-]biển[-]

Ảnh: IE

 
Bà Bành Kim Hía, 69 tuổi ở tại Tiểu Dừa, ấp Cây Gõ, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh cả cuộc đời sống với nghề biển xứ này cho biết, năm 30 tuổi được cha mẹ cho 4 ha đất ven biển. Các loài thủy sản dưới tán rừng nhiều vô kể và có giá trị cao đã giúp kinh tế gia đình bà Hía khá giả, cuộc sống ổn định. Tuy nhiên hiện nay, toàn bộ diện tích đất rừng phòng hộ ven biển bị xóa sổ do sạt lở, bà Hía chỉ còn căn nhà lá tạm để nương náu và có thể đổ sập bất cứ lúc nào, nhất là bước vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão nhiều sóng to, gió lớn. 
 
Bà Hía bộc bạch: “Mấy năm nay sạt lở nặng nề, đất rừng, nuôi tôm cá bị sóng biển cuốn trôi mất hết, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Bà không còn đất đai để di dời vào cho an toàn nên cứ bám sống tạm ngày nào hay ngày đó.” 
 
Tương tự, bà Trần Thị Lắm ở cùng địa chỉ trên cho hay: “Tôi năm nay 83 tuổi. Ngày trước, gia đình sống bằng nghề biển, nghề rừng. Sóng biển đánh vào sạt lở hết nên không còn chỗ di dời. Bây giờ cứ bám sống ở đây, khi có giông gió lớn thì đến nhà người khác ở nhờ. Mà mong Nhà nước sớm làm con đê để dân ổn định cuộc sống.” 
 
Cùng ngụ tại khu vực bờ biển Tiểu Dừa này, nhưng ngôi nhà của ông Bành Văn Thứ Út đã bị sạt lở, sóng biển cuốn trôi phân nửa nền nhà, buộc phải di dời khẩn cấp. Ông Út cho biết, nhà ông cất năm 2008 hơn 200 triệu đồng. Sau khi cất nhà xong, ông tiếp tục đầu tư gần 100 triệu đồng để làm bờ kè bảo vệ ngôi nhà, ngăn sạt lở. 
 
Thế nhưng, những tháng cuối năm 2017, đầu năm 2018, bờ kè bị sóng biển đánh giạt ra, không còn trụ được và gây nguy hiểm cho ngôi nhà. Khi di dời gia đình vào nơi an toàn thì vài ngày sau nền nhà bị sóng đánh sạt lở nghiêm trọng, phân nửa căn nhà sụp đổ ra biển. Bao công sức, tiền của mấy mươi năm cất được căn nhà đã tiêu tan vì sóng biển. 
 
Hiện nay, đang vào mùa mưa bão, sạt lở khu vực bờ biển Tiểu Dừa, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh diễn biến phức tạp. Đoạn bờ biển này trong tình trạng sạt lở hết sức nghiêm trọng, nhiều nơi không còn rừng phòng hộ, sóng biển đánh trực tiếp vào tận chân đê quốc phòng, uy hiếp nhà ở của dân. 
 
Ông Du Minh Kha, cán bộ địa chính - môi trường xã Vân Khánh Tây cho rằng, trước thực trạng sạt lở khu vực bờ biển Tiểu Dừa, xã vận động và di dời những hộ dân đang sinh sống ở những vùng nguy hiểm, nguy cơ tiếp tục sạt lở đến nơi an toàn để đảm bảo tài sản, tính mạng nhân dân. 
 
Kiên Giang hiện có bờ biển dài khoảng 200 km, từ Mũi Nai (TX. Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh), giáp với tỉnh Cà Mau. Các đoạn bị sạt lở tổng chiều dài khoảng 70 km, chiếm trên 1/3 toàn tuyến bờ biển, trong đó hơn 30 km sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân. 
 
Biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Kiên[-]Giang[-]ngăn[-]chặn[-]sạt[-]lở[-]ven[-]biển[-]
Ảnh: IE
 
Các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên và An Minh có bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng nhất. Tổng diện tích bờ biển, bãi bồi ven biển bị sạt lở trong 10 năm qua hơn 500 ha, chiều rộng sạt lở mất đi đai rừng phòng hộ ven biển từ 60 - 300 m, có nơi hơn 500 m. 
 
Hiện nay, nhiều khu vực bờ biển bị sạt lở, sóng nước đánh vào tận chân đê, uy hiếp công trình đê và đời sống, sản xuất của hàng trăm hộ dân sinh sống ven biển cần di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Nguyên nhân sạt lở do biến đổi khí hậu, sóng biển xâm thực, hậu quả mất rừng phòng hộ ven biển, đai rừng ven biển bị xói lở mạnh, nhất là vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão. Người dân và chính quyền các địa phương có đê biển bị sạt lở nặng nề đang trông chờ các cấp có thẩm quyền, ngành chức năng sớm có giải pháp cứu đê, ngăn chặn sạt lở để an tâm sinh sống. 
 
Bảo vệ môi trường biển, ngăn chặn sạt lở ven biển, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn năm 2030, tỉnh Kiên Giang xây dựng 13 dự án; trong đó, có 3 dự án được phê duyệt, triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư 2.215 tỷ đồng. Các dự án gồm: Đầu tư nâng cấp đê biển từ Mũi Nai (thị xã Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh); khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển; quản lý tổng hợp vùng bờ, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển tỉnh Kiên Giang. 
 
Tuy nhiên, tiến độ triển khai thực hiện những dự án này khá chậm, nhất là dự án đầu tư nâng cấp đê biển từ Mũi Nai (thị xã Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (An Minh), tổng vốn 2.083 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gần như còn ở điểm xuất phát thấp. Trong khi đó, tình trạng sạt lở tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, nạn sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào làm cho người dân sinh sống ven biển phập phồng lo sợ mất tài sản và đe dọa đến tính mạng. Rừng phòng hộ ven biển ngày càng mất đi chức năng phòng hộ, bảo vệ bờ biển trước diễn biến ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Lê Huy Hải
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu: Kiên Giang ngăn chặn sạt lở ven biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI