Thứ sáu, 29/11/2024, 15:40:56 PM (GMT+7)

Biến đổi khí hậu: Các quốc đảo Thái Bình Dương kêu gọi tăng cường chống biến đổi khí hậu

(12:49:46 PM 06/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/9, Australia, New Zealand và các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã ký tuyên bố chung nhấn mạnh tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay là “mối đe dọa đơn lẻ lớn nhất” đối với người dân ở khu vực Thái Bình Dương và kêu gọi Mỹ trở lại Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Tuyên bố được ký tại lễ bế mạc Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương khai mạc ngày 5/9 ở Nauru với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước trong khu vực, trong đó có Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Ngoại trưởng Australia Marise Payne. Trong tuyên bố, các nước nhấn mạnh biến đổi khí hậu “vẫn là mối đe dọa đơn lẻ lớn nhất đối với đời sống, an ninh và sức khỏe của người dân Thái Bình Dương”.

 

Biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Các[-]quốc[-]đảo[-]Thái[-]Bình[-]Dương[-]kêu[-]gọi[-]tăng[-]cường[-]chống[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu[-]

Ảnh: IE

 

Các nhà lãnh đạo cũng cam kết hợp tác để thúc đẩy vấn đề này tại Hội nghị khí hậu COP24 tại Ba Lan năm nay nhằm đảm bảo có được những tiến bộ thực sự về những ưu tiên cho khu vực Thái Bình Dương liên quan tới Hiệp định Paris.

 
Tuyên bố này đạt được vào phút chót của diễn đàn khi Australia và các quốc đảo nhỏ giải quyết được bất đồng về cách sử dụng từ ngữ đối với biến đổi khí hậu. Một số quốc đảo cho rằng Australia tìm cách bác bỏ tuyên bố cuối cùng đã được các nhà lãnh đạo khác nhất trí do Australia không muốn để câu “kêu gọi các nước đẩy nhanh khẩn cấp các biện pháp giảm khí thải carbon”.
 
Thủ tướng Tuvalu Enele Sopoaga cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng đối với các quốc đảo nhỏ bởi họ đang phải trực tiếp chịu những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Australia vừa qua đã tạm hoãn thực thi các biện pháp để đáp ứng cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Hiệp định Paris. 
 
Tại diễn đàn, Australia và New Zealand cũng không tham gia cùng các quốc đảo thành viên khác trong việc kêu gọi Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu mà Washington chính thức rút khỏi hồi tháng 8 năm ngoái.
TTXVN, TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu: Các quốc đảo Thái Bình Dương kêu gọi tăng cường chống biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước

Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước

(Tin Môi Trường) - Ông Nguyễn Văn Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

VACNE 30 năm
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI