Khí hậu
Trao “cần câu” để giúp dân ứng phó biến đổi khí hậu
(17:54:19 PM 03/05/2013)Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (tên tiếng Anh viết tắt là MCD) đang cùng các đối tác chung sức cùng cộng đồng dân cư ven biển hành động nhằm đạt các mục tiêu bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Theo dự báo, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 2-3 độ C, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75-100cm so với thời kỳ 1980-1999.
Nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập; khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ đã có chiến lược, chương trình mục tiêu và các giải pháp đồng bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, với quan điểm ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư.
MCD góp phần tăng lợi ích cho người dân
Trong số các lực lượng tham gia vào công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, các tổ chức dân sự xã hội có vai trò rất quan trọng. Là một tổ chức phi chính phủ trong nước, được thành lập từ năm 2003 với mục tiêu hài hòa nhu cầu của cộng đồng ven biển với gìn giữ môi trường biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong suốt 10 năm qua, MCD không ngừng tăng cường năng lực và hỗ trợ nhân dân một số địa phương tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng và quản lý bền vững nguồn lợi biển để cải thiện đời sống, đồng thời với việc tác động tích cực vào chính sách quản lý tài nguyên môi trường vùng ven biển ở các cấp.
MCD triển khai các mô hình thực tế và các tư vấn kỹ thuật về quản lý tài nguyên ven biển, cải thiện sinh kế cộng đồng thích ứng Biến đổi khí hậu, cùng với các đề xuất, góp ý cải thiện chính sách trong lĩnh vực này.
Từ những hoạt động đơn giản giúp người dân thay đổi nhận thức nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, giờ đây, những nơi có dự án của MCD đi qua, nhận thức về biến đổi khí hậu đã trở nên phổ biến, thành một kỹ năng sống của cộng đồng cư dân.
MCD đã áp dụng các kỹ năng, kinh nghiệm từ các nước phát triển ứng dụng thành công và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và nhu cầu Việt Nam.
Thời gian đầu, khi đề cập tới biến đối khí hậu, hầu như người dân nghèo ven biển không mấy quan tâm. Miếng cơm manh áo phục vụ đời sống hàng ngày mới là nỗi lo toan của họ. Sau này, nhờ công tác truyền thông với các công cụ gần gũi, các khái niệm như thích ứng, phòng ngừa đã trở nên quen thuộc với người dân sinh sống ven biển.
Là một trong số rất nhiều những trường hợp được hưởng lợi từ những hoạt động hỗ trợ của MCD, chị Phùng Thị Thìn, Chủ tịch Liên hiệp hội phụ nữ xã Giao Thủy (Xuân Thủy, Nam Định) cho biết qua sự hỗ trợ của MCD, nhiều chị em trong xã đã nâng cao được nhận thức bảo tồn sinh vật biển. Cùng với việc tham gia làm du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, chị em vừa có việc làm thêm vừa tăng thu nhập.
Trao “cần câu” để người dân sinh tồn bền vững
Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Ủy ban Sinh quyển và Con người (Trung tâm nghiên cứu và giáo dục môi trường) chia sẻ: "Chúng ta nên mang đến cho người nghèo một cái “cần câu” chứ đừng mang đến con cá. Nhưng cái cần câu ấy, có thể là việc xây dựng các mô hình thành công để bà con đến học tập, hoặc tìm giải pháp là ngoài hoạt động đánh bắt thì họ có thu nhập khác ngoài thủy sản. Đó là các sản phẩm trao đổi trong quá trình du lịch, các sản phẩm làm bằng tay, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, gây quỹ. Vấn đề cuối cùng phải là nâng cao dân trí."
Bà Nguyễn Thu Huệ, Giám đốc MCD cho biết: “Chúng tôi nhận thấy vai trò tham gia của người dân rất quan trọng, bởi các sáng kiến phải có sự tham gia của người dân. Chúng tôi muốn là cầu nối để mang những giá trị gia tăng cho người dân địa phương, dựa trên nền tảng văn hóa–xã hội và kinh tế của họ. Đây là cách tiếp cận mang tính kiên nhẫn.”
Đồng quan điểm này, PGS Michael Tedengren, Khoa sinh thái học-hệ thống Đại học Stockholm, Thụy Điển, cho rằng, nếu lấy một cộng đồng nghề cá làm ví dụ, cần đưa ra các giải pháp quản lý tài ngyên để cộng đồng có thể tồn tại, phát triển, đó chính là gắn bó chặt chẽ với việc bảo tồn văn hóa của các cộng đồng.
Chính vì thế, ngoài việc trực tiếp tăng cường năng lực cộng đồng và xây dựng các mô hình trình diễn tại các điểm dự án, MCD tích cực vận động nguồn kết nối mạng lưới.
MCD là cầu nối gắn kết các thành phần khác nhau, đặc biệt giới thiệu cách tiếp cận hệ sinh thái, hỗ trợ điều phối hợp tác giữa các ngành, các địa phương với nhau thông qua chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý các khu dự trữ sinh quyển, quản lý tổng hợp dải ven biển, góp phần giải bài toán ứng phó với biến đổi khí hậu một cách toàn diện.
Từ những đóng góp và sự vươn lên, luôn tìm tòi, sáng tạo, năm 2009 MCD là thành viên sáng lập của mạng lưới các tổ chức phi chính phủ và biến đối khí hậu tại Việt Nam (VNGO&CC).
Từ năm 2010, MCD chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), là thành viên của Hiệp hội nghề cá nhỏ Đông Nam Á Seafish.
Mô hình sinh kế thích ứng vùng ven biển mà MCD xây dựng cùng các địa phương đã được ghi nhận là một trong các điểm sáng của báo cáo phát triển bền vững mà Việt Nam báo cáo tại RIO 20 .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- AI: Giải pháp mới chống biến đổi khí hậu
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu
- Cảnh báo nguy cơ xung đột gia tăng do biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu: Băng trên dãy Himalaya tan nhanh hơn nhiều so với thập niên trước
- Biến đổi khí hậu: Vai trò của động vật ăn cỏ trong ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học
- Thoát lũ ra biển Tây - cuốn "sử ký" đặc biệt về bão lũ đất phương Nam thế kỷ 20
- Khí hậu và môi trường 2021: Lẽ ra phải làm được nhiều hơn…
- Biến đổi khí hậu: Sám hối phải đạo
- Kinh tế học của khí hậu
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
- Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
- Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Tin Môi Trường) - Nhận định xu thế thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Miền Bắc khả năng có rét đậm vào khoảng 28 tháng chạp và duy trì nền nhiệt thấp đến những ngày chính Tết.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).