Thứ tư, 22/01/2025, 10:01:44 AM (GMT+7)

Xuân về trên quê hương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

(11:30:24 AM 04/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Đường Nguyễn Chí Thanh nối thành phố Huế với huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) những ngày này tràn ngập cờ hoa nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 – 1/1/2014). Hòa chung không khí đón chào Xuân mới là sự kiện khởi công dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh nối Huế - Hương Trà - Quảng Điền, niềm vui vì thế như được nhân lên gấp bội phần.

( Ảnh minh họa )

 

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Chí Thanh có điểm đầu tại nút giao với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Hương Sơ (thành phố Huế) và điểm cuối cách cầu Niêm Phò khoảng 500m, giao với cổng vào Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Tuyến đường có chiều dài 8,33km, mặt cắt ngang đường 12 m, kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa; trên tuyến xây dựng mới cầu Tân Xuân Lai (cạnh cầu cũ), chiều dài toàn cầu 41,15m, mặt cắt ngang cầu rộng 12m, quy mô vĩnh cửu, tải trọng HL93. 


Chứng kiến cảnh đổi thay trên quê hương, bà Trần Thị Quýt, 87 tuổi, ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền hết sức phấn khởi, bởi đây là công trình có ý nghĩa quan trọng nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, góp phần quan trọng trong lưu thông đi lại và phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Huế - thị xã Hương Trà - huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Có lúc cao hứng, bà Quýt còn đọc thuộc đoạn thơ của Tố Hữu, nói về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: "Ở đâu nghèo đói gọi xung phong/ Lon nước mo cơm lội khắp đồng/ Ở đâu tiền tuyến kêu Anh đến/ Vượt núi băng rừng lại tiến công… Ôi sống như Anh, sống trọn đời". Bà kể, ở cùng làng, lên 7-8 tuổi bà đã theo Đại tướng lội khắp đồng đất quê mình nên hình ảnh về ông, một vị tướng xuất thân từ nông dân luôn là ấn tượng theo suốt cuộc đời bà. Bà còn tự hào vì cả Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu đều là những người con tiêu biểu của quê hương Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, cùng đồng hương với bà. 

Người nông dân Quảng Thọ, quê hương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bây giờ còn chuyển đổi cây trồng, làm giàu chính bằng đồng đất quê mình. Về Quảng Thọ trong những ngày nước ngập trắng đồng, được khao một bữa cơm trắng, vài miếng chột nưa kho với cá đồng (các loài cá nhỏ như cá cấn, cá mại, cá hỏn, cá bống, cá sơn), thì nhớ mãi. Lúc còn nhỏ đi học, câu thơ của Tố Hữu còn nhớ tận bây giờ: "Ăn đi vài con cá/ Năm bảy cái chột nưa/ Có ai biết ai ngờ/ Thế vẫn tròn danh dự" (thơ của Tố Hữu viết tại nhà tù Lao Bảo, tháng 11/1940). Sau này về Quảng Thọ, quê hương ông, mới thấy hết giá trị của cây nưa. 

Thân cây nưa (chột nưa) có thể ăn tươi, còn muối để làm dưa ăn dần phòng khi mưa lũ kéo dài. Dưa nưa đặc biệt ngon, thơm và giòn chứ không mềm như dưa môn. Thoát ra khỏi món ăn dân dã trong bữa cơm của từng gia đình ở thôn quê, nhiều người chế biến nưa lên thành món ăn đặc sản mà dân dã trong các nhà hàng, khách sạn không chỉ ở Quảng Điền mà cả ở thành phố Huế. Thay vì chế biến với cá đồng, chột nưa còn đem chế biến với chim sẻ, thịt heo, ăn với cơm nóng trở thành món ẩm thực được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. 

Nhận thấy giá trị của cây nưa, trong những năm gần đây, xã Quảng Thọ đã khuyến khích, vận động 50 hộ dân chuyển đổi 10 ha diện tích đất trồng lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng nưa. Theo giá cả trên thị trường hiện nay mỗi kg nưa có giá trên 6.000 đồng, thì mỗi ha trồng cây nưa đạt khoảng 40 - 50 triệu đồng. Đầu ra của cây nưa hết sức thuận lợi, khi thương lái vào tận ruộng để mua hết sản phẩm sau khi thu hoạch. Trong khi đó, nưa là loại cây dễ trồng, vốn đầu tư ít; được xem là loại thực phẩm sạch do ít sâu bệnh, không phải sử dụng thuốc trừ sâu trong chăm sóc. 

Với anh Cao Quảng Thiện, một nông dân ở quê hương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thì lại khởi nghiệp bằng cách trồng rau má. Từ khoảng 3 m2 đất sau vườn nhà mình có mọc loại rau má, thấy đây là cây ít được chăm sóc mà sinh lợi, anh quyết định nhân giống rau này để trồng rộng ra trong vườn nhà, trước là để ăn, sau đó, nếu thử bán được giá thì phát triển thêm. Cứ thế, diện tích rồng rau má của gia đình anh cứ tăng thêm lên hiện nay hơn 5.000 m2. Khi trúng mùa rau má, năng suất khoảng 3 tạ/sào, bán với giá từ 4.000 đồng - 6.000 đồng/kg, anh thu hàng chục triệu đồng. 

Ông Hồ Ngọc Thạnh, Chủ nhiệm Hợp tác xã Quảng Thọ chia sẻ: Từ một mô hình làm tự phát, đến nay, toàn xã đã có 170 hộ dân trồng rau má, với tổng diện tích hiện lên tới 22 ha. Nguồn thu của người dân Quảng Thọ từ cây rau má mỗi năm đạt từ 2,5 - 3 tỷ đồng. Một lý do làm người dân trồng rau má ở Quảng Thọ không bao giờ phải bận tâm là mỗi khi lũ lụt nước ngập trắng đồng, cây rau má dù có bị ngập chìm trong nước bạc, nhưng khi nước rút chỉ một thời gian ngắn là lá nó lại mọc lên xanh tốt nhờ lượng phù sa lắng lại. 

Với cách làm giàu từ chuyển đổi cây trồng như đã nêu, vùng quê "chiêm khê, mùa thối" xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền vậy là có thêm thành tích để dâng lên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông. Ông Hồ Ngọc Thạnh phấn khởi khoe như vậy.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xuân về trên quê hương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI