Thứ tư, 22/01/2025, 07:04:13 AM (GMT+7)

Vương quốc của dứa Phụng kiểng

(21:47:28 PM 29/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Bị giới hạn bởi hai tuyến kênh trục: kênh Bắc Đông ở phía bắc và kênh Trương Văn Sanh ở phía Nam, xã Thạnh Mỹ (Tân Phước, Tiền Giang) nằm “lọt thỏm” giữa Đồng Tháp Mười thuộc Tiền Giang.

( Ảnh minh họa )

 

 Nơi đây, cách nay chưa xa còn đầy khó khăn bởi đất đai bị nhiễm phèn nặng, hoang hóa, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu. Từ năm 2000 trở lại đây, tình trạng trên đã cơ bản khắc phục nhờ các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về tiến công khai phá Đồng Tháp Mười, hỗ trợ di dân khai thác miền đất mới đi vào đời sống. Tết Giáp Ngọ 2014, trở lại thăm Thạnh Mỹ thấy diện mạo nông thôn thay đổi hẳn, cuộc sống bà con ngày một ổn định nhờ khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động đưa vào trồng trọt, chăn nuôi, mở mang thương mại – dịch vụ. 

 
Tết cũng trùng với thời điểm người dân Thạnh Mỹ náo nhiệt thu hoạch nông sản chủ lực: dứa, khoai mỡ, dưa hấu, hoa màu khác...Trong đó, nhộn nhịp và vui nhất chính là vào vụ thu hoạch dứa Phụng – loại dứa kiểng bán Tết. Với vài chục hộ dân chuyên trồng dứa Phụng và sản lượng cung ứng thị trường trên dưới 30.000 trái (quả) dứa để chưng trong dịp Tết – lớn nhất tỉnh Tiền Giang, Thạnh Mỹ có thể xem là vương quốc của dứa Phụng – loại cây vương giả cho những quả to, đẹp, màu sắc sặc sỡ và dáng như chim công, chim phụng rất được ưa chuộng chưng trong nhà lấy lộc vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Dứa Phụng cho quả không những to mà còn có nhiều quả nhỏ bao xung quanh quả lớn nhất (gọi là quả đeo) khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh những con chim phượng hoàng, chim công xòe đuôi, xòe cánh khi nhảy múa nên gọi là dứa Phụng. Quả nào càng to, càng có nhiều quả đeo, màu sắc càng sặc sỡ, càng đẹp thì giá trị càng cao. 
 
Trồng dứa Phụng cung ứng thị trường hoa kiểng Tết cũng là một hướng đi mới mang tính đột phá trong sản xuất của người dân Thạnh Mỹ thời gian qua. Hướng đột phá mang lại hiệu quả cao, thiết thực giúp bà con thoát nghèo và có thu nhập cao. Người đi tiên phong trồng dứa Phụng trên đất Thạnh Mỹ là ông Hà Văn Bảy có biệt danh Bảy Cụt bởi ông bị tai nạn mất một chân. Quê gốc ông Hà Văn Bảy tận miệt Hậu Giang, bờ nam sông Hậu ngày nay. Gia đình nghèo, thiếu đất canh tác, hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước về di dân khai hoang sản xuất, ông vào lập nghiệp ở Thạnh Mỹ ngay từ những ngày đầu tiên huyện Tân Phước được thành lập trên Đồng Tháp Mười (Tiền Giang), khoảng 1994. Thời đó, miền đất này còn rất hoang vu, thiên nhiên khắt nghiệt. Ông Bảy cật lực khai hoang, phục hóa, tổ chức sản xuất bằng các loại cây trồng thích hợp.
 
Thôi thì ông thử nghiệm trồng đủ thứ cây: dứa, xoài ghép, mai vàng, bưởi da xanh, cây ăn quả khác...Có lúc thành công nhưng cũng không ít lần nếm trải những thất bại. Tuy nhiên, trong “cái khó ló cái khôn” và vận may đã mỉm cười với ông Bảy khi vào một ngày nắng đẹp năm 2004 được người quen tặng mấy cây giống dứa Phụng đem về từ miệt Hậu Giang để ông trồng thử. Lứa đầu tiên, dứa Phụng cho trái đúng dịp Tết, trái rất to, dáng rất đẹp. Nhìn quả dứa Phụng ai cũng tấm tắc khen ngợi, Thấy hay, năm sau ông nhân giống ra trồng rộng rãi bán vào dịp Tết rất được giá. Từ đó, nghề trồng dứa Phụng mở rộng ra qui mô toàn xã, thậm chí sang cả một số vùng lân cận. Tuy vậy, chỉ duy nhất có ấp Mỹ Lộc, xã Thạnh Mỹ, nơi ông Hà Văn Bảy cư ngụ là tập trung nhiều hộ dân trồng dứa Phụng. 
 
Theo ông Lê Hoàng Phương, Trưởng ấp Mỹ Lộc, xã Thạnh Mỹ, Tết Giáp Ngọ, trên địa bàn ấp có rất nhiều hộ dân trồng dứa Phụng. Người nhiều vài ngàn gốc, người ít cũng một hai trăm gốc trở lên. Có thể kể các ông Hà Văn Bảy, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Hữu Soi, Lê Văn Ngự, Nguyễn Văn Bạo, Võ Văn Nhã...Ông Lê Hoàng Phương cũng cho biết, ngoài dứa Phụng, bà con ở đây còn trồng thêm dứa Son – cũng là một loại dứa kiểng bán vào dịp Tết nhưng ít giá trị hơn. Trong số các hộ trên thì trồng nhiều dứa Phụng nhất có các ông: Nguyễn Hữu Soi trồng gần 2.000 cây, ông Hà Văn Bảy trồng 1.350 cây.... Với thâm niên nhiều năm trồng và thâm canh dứa Phụng, ông Hà Văn Bảy cho biết, dứa Phụng giống như các giống dứa khác phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn Đồng Tháp Mười, dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, loại cây này cũng có một số nhược điểm: chỉ ưa đất mới khai hoang, cây mẹ ít cho cây con nên thiếu nguồn con giống, khó mở rộng diện tích trong thời gian ngắn...Đó cũng là lý do dứa Phụng trồng qua nhiều vụ liên tiếp trên cùng một mãnh đất sẽ cho trái không đẹp. 
 
Ngày nay, cây dứa Phụng qua bàn tay cần cù, năng động, chịu khó của những cư dân miền đất mới Đồng Tháp Mười bắt đầu khẳng định được thương hiệu và vị trí trên thị trường hoa kiểng Tết Nguyên đán hàng năm. Không chỉ tiêu thụ tại trong nước, dứa Phụng theo chân thương lái còn được xuất sang Trung Quốc góp phần giới thiệu, quảng bá mặt hàng cây cảnh độc đáo của miền đất Đồng Tháp Mười từng nổi tiếng với câu thơ bất hủ: 
 
Tháp Mười đẹp nhất bông sen 
Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ 
 
23 tháng chạp trở đi chính là thời điểm vào vụ thu hoạch rộ dứa Phụng tại vương quốc dứa Phụng Thạnh Mỹ (Tân Phước, Tiền Giang). Trong cái nhộn nhịp, tất bật của những ngày năm hết, Tết đến là những đoàn xe trực chỉ Thạnh Mỹ đưa dứa Phụng về các chợ hoa, chợ Tết khắp các tỉnh phía Nam. Ông Cao Văn Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ cho biết, phần lớn dứa Phụng đều được thương lái tới xem, đặt hàng trước, thường vào đầu hoặc giữa tháng chạp để đến 23, 24 tháng chạp tranh thủ thu hoạch đưa đi tiêu thụ. Dứa Phụng khi thu hoạch rất cẩn thận, người ta cắt từng quả một để vào các thùng riêng hoặc bọc và cột kỹ, cột chặt tránh bị dập mất giá trị. Sau đó, đưa lên xe, sắp xếp lại ngăn nắp, kỹ lưỡng một lần nữa trước khi chuyển bánh về chợ, phân phối đến người tiêu dùng. 
 
Theo ông Cao Văn Sáng, vụ dứa Phụng Tết Giáp Ngọ bà con Thạnh Mỹ được mùa và được giá. Hầu hết dứa Phụng trồng đều cho quả to, hình dáng đẹp, màu đỏ au rất bắt mắt. Những quả dứa Phụng đẹp nhất (loại nhất), thương lái thu mua tại vườn giá từ 200.000 đ/ quả đến 300.000 đ/ quả - mức giá kỷ lục so với dứa Queen bình thường chỉ 3.000 đ - 4.000 đ/kg. Còn loại thường cũng vài ba chục ngàn đồng/ quả trở lên, cao gấp chục lần quả dứa Queen truyền thống tại địa phương. Ông Cao Văn Sáng cũng cho biết, Tết Giáp Ngọ gia đình ông chỉ trồng chừng 100 gốc quanh nhà nhưng cũng thu hoạch được vài chục quả loại nhất bán được 200.000 đ/ quả, còn lại loại II, loại III. Thu hoạch khá nhất có lẽ là ông Hà Văn Bảy. Dịp Tết, ông Bảy bán được chừng chục quả với giá cao ngất ngưỡng: 250.000 đ/quả đến 300.000 đ/ quả. Còn lại trên 1.300 quả ông bán hết cho thương lái với giá bình quân 30.000 đ/quả, tổng thu khoảng 40 triệu đồng. “Nhờ dứa Phụng, gia đình tôi năm nay ăn một cái Tết tươm tất “– Ông Bảy phấn khởi cho biết. Nhìn chung, người trồng nhiều thu nhập 30 – 40 triệu đồng/ dứa Phụng, người trồng ít cũng được dăm triệu đồng/ dứa Phụng sau vụ thu hoạch, đủ để ăn một cái Tết tươm tất nên bà con rất vui. 
 
Một lần nữa, đến hẹn lại lên, cây dứa Phụng đã mang lộc đến cho bà con Đồng Tháp Mười dịp năm hết Tết đến. Hơn thế, cây trồng này còn góp thêm sự đa dạng của các loại hoa kiểng phục vụ Tết, thiết thực đưa hương vị và màu sắc miền đất mới nhiều nắng gió Đồng Tháp Mười về phố, tô điểm cho mùa xuân dân tộc thêm tươi thắm và ấm no, trù mật trong năm Giáp Ngọ, hứa hẹn“Mã đáo thành công”. Đó cũng là thông điệp xuân của vương quốc dứa Phụng đang được mọi người, mọi nhà náo nức đón nhận với tất cả niềm vui.
( TTXVN )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vương quốc của dứa Phụng kiểng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI