Thứ tư, 22/01/2025, 20:05:40 PM (GMT+7)

Tuyên Quang: Hành trình đi tìm 'người rừng'

(08:58:55 AM 12/02/2013)
(Tin Môi Trường) - Những lời kể về “người rừng” cứ như trong truyền thuyết, đầy chất liêu trai, bí ẩn đã lôi cuốn tôi vào một cuộc tìm kiếm có một không hai trong cuộc đời làm báo.

Phát hiện “người rừng”

Đến xã Thổ Bình – Lâm Bình – Tuyên Quang, tôi nghe người dân kể về những lần đi vào rừng già tìm trâu, họ thường thấy một ông già “ăn lông ở lỗ, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường”. (Người dân địa phương có thói quen, sau mỗi mùa màng thường thả cả đàn trâu lên rừng già, để chúng tự tìm cỏ ăn, đến mùa sau mới tìm trâu về để cày bừa). Một đồn mười, mười đồn trăm, những lời kể về “người rừng” cứ như trong truyền thuyết, đầy chất liêu trai, bí ẩn đã lôi cuốn tôi vào một cuộc tìm kiếm có một không hai trong cuộc đời làm báo.

Hang đá nơi ông Phẩy sống, phía dưới tàu lá cọ là bếp đun.

Những người già trong bản Hạ Sơn đã kể cho tôi nghe về gốc tích của “người rừng”. Năm nay, “người rừng” khoảng hơn 70 tuổi, là một người con của tộc người Dao đỏ, sinh sống ở mảnh đất này từ bao đời nay. Người dân bản địa gọi “người rừng” là ông Phẩy. Bố mẹ ông Phẩy đã chết từ khi ông còn khá trẻ. Ông Phẩy chỉ có một người em gái đã đi lấy chồng. Cuộc sống nghèo túng của ông Phẩy khiến chẳng cô gái nào đủ dũng cảm làm vợ ông. Không vợ con, những đứa cháu - con người em gái – cũng chẳng ngó ngàng gì đến ông, thậm chí đến tấc đất cắm dùi ông Phẩy cũng chẳng có. Từ thủa 30, ông Phẩy phải lên rừng tìm nơi trú ngụ.

Thấy người lạ vào bản, hỏi thăm về ông Phẩy, nhiều người bản địa lấy làm lạ lẫm lắm. Sự tồn tại của ông Phẩy bấy lâu nay, họ vẫn nghe nói đến hoặc cũng đôi ba lần gặp khi đi rừng, nhưng với những người dân đầu tắt mặt tối suốt ngày với ruộng nương ấy, họ chẳng đủ hảo tâm mà cưu mang thêm ông Phẩy, cuộc sống của chính họ cũng đủ cơ cực, vất vả lắm rồi.

Tôi được dân bản địa nhiệt tình chỉ dẫn đường đến “nhà” của ông Phẩy, có người bảo ông ấy ở trong một cái hang trên đỉnh núi Kéo Ca, người khác lại bảo ông ta ở trong một cái hang ở lưng chừng núi, người tỏ ra thương cảm bảo ông ấy mới chết rồi. Thông tin hỗn độn ấy khiến câu chuyện về “người rừng” càng lúc thêm huyền bí. Tôi ngỏ ý muốn thuê người dẫn đường trong chuyến đi rừng tìm ông Phẩy, những người dân bản địa đã “nhiệt tình” đưa ra mức thù lao.

Hành trình tìm kiếm “người rừng”

Tận cảnh nơi sống của "người rừng" trong hang đá sâu

Nhờ một thanh niên khỏe mạnh người bản địa dẫn đường, tôi chuẩn bị đủ đầy tư trang cho một buổi đi rừng. Trong hành trang của chuyến đi ấy, tôi đã chuẩn bị cả muối ăn, gạo, mỳ tôm, bật lửa và một chiếc chăn bông. Những thứ ấy, tôi hy vọng ít nhiều hỗ trợ được ông Phẩy bởi nghe nói, nhiều ngày nay ông đã rất yếu vì đói và rét. Đoạn đường lên hang đá nơi ông Phẩy sống tuy không quá xa nhưng lại vô cùng khó đi. Chẳng có đường đúng nghĩa mà chỉ là lối mòn người dân bản địa vẫn đi nương. Những viên đá vôi to, có viên lại nhọn hoắt nằm choán ngay lối đi buộc chúng tôi phải trèo qua. Có những đoạn đường dốc thẳng đứng như thách thức con người. Các khớp chân, khớp tay của tôi rã rời mà đích đến thì vẫn hun hút xa. Chúng tôi phải di chuyển liên tục bởi chỉ cần ngơi chân bước, lập tức có vô số những con vắt nhỏ, nhầy nhầy, mềm mềm bám riết vào chân và đâm phập cái vòi vào da thịt hút máu ngay. Hơn nữa, những con muỗi rừng vo ve bên tai cũng chỉ chờ chúng tôi nán lại để bám đậu mà hút máu.

Hang đá hiện ra hoang vu, lạnh lẽo trước mắt chúng tôi. Trước cửa hang là nơi dùng để đun nấu, vài cây que gá lại thành giá đỡ, tàu lá cọ phủ tạm lên trên, nơi đun nấu ấy tứ bề gió lộng. Có mấy thanh củi đang cháy dở, vương vãi. Tro bếp đã nguội lạnh, có lẽ lâu rồi chủ nhân của cái bếp chẳng nhóm lửa, đun nấu gì. Phía trong hang có dòng chảy của mạch nước ngầm nhưng cũng đã cạn khô. Nửa thanh nứa dùng làm máng hứng nước vẫn được kê ở đó nhưng chẳng có nước chảy. Thi thoảng mới thấy vài giọt nước giỏ tong tỏng. Đi sâu hơn vào phía trong hang, tôi bắt gặp một phiến đá rộng, nằm nép mình vào vách hang. Một manh chiếu cũ, sờn rách được gấp gọn, nhét sâu trong khe đá, đó là “giường” ông Phẩy từng nằm ngủ.

Không thấy ông Phẩy “ở nhà”, chúng tôi đoán ông đang đi tìm thức ăn nên chia nhau ra tìm. Chúng tôi hú gọi ông Phẩy, nhưng đáp lại chỉ là tiếng vọng của chính mình từ phía núi đá hắt lại. Khi đó trời đã xế chiều, phán đoán rằng ông Phẩy sẽ trở về “nhà” sau một ngày kiếm thức ăn nên chúng tôi nán lại chờ. Chốn rừng hoang lúc về chiều, tiếng chim hú gọi bầy khiến tôi có cảm giác lạnh gáy. Bất giác nghĩ đến cuộc sống đơn độc của ông Phẩy tại nơi này, cuộc sống của một con người bị tách biệt hoàn toàn với đồng loại, không cái ăn, cái mặc, không thể trò chuyện hay giao tiếp với ai… Trời đã buông bức màn đen kịt xuống núi rừng. Xa xa phía dưới chân núi, những nếp nhà sàn, nhà đất đã lên đèn. Lần ấy, chúng tôi buộc phải xuống núi mà chưa thể gặp được ông Phẩy.

Sau nhiều ngày hỏi thăm, tôi được biết ông Phẩy đã rời hang đá đến sống ở một nơi khác vì nơi hang đá nước đã cạn và quanh đó không có hoa quả rừng. Chuyến đi rừng lần hai này xa và vất vả, khó khăn gấp bội. Tôi không còn đếm nổi mình đã leo qua bao nhiêu phiến đá, vượt lên bao nhiêu con dốc nữa.

Được cho miếng bỏng gạo, cơn đói khiến "người rừng" chẳng còn đủ sức cắn nhỏ ra ăn.

Lâu lắm, chúng tôi mới tìm gặp được ông Phẩy. Giữa chốn rừng hoang, ông lão già nua, khắc khổ đã đói lả. Thân hình chỉ còn da bọc xương của ông Phẩy run lên vì đói. Khi tôi gặp ông Phẩy, ông đang run rẩy bóc quả bưởi thối để ăn trừ bữa. Lấy vội gói bỏng gạo tôi mua mà chưa kịp ăn lúc đi đường để đưa cho ông Phẩy ăn tạm, ông nhận lấy đầy biết ơn. Đói là thế nhưng ông Phẩy vẫn tỏ rõ là người tự trọng. Ông nhận túi bỏng mà chưa vội ngấu nghiến vì đói. Ông Phẩy cứ nhìn, tần ngần chưa ăn. Chỉ khi chúng tôi giục để ông ấy ăn, ông Phẩy mới run run đưa miếng bỏng lên miệng. Ông Phẩy đói đến mức dường như không đủ sức để cắn nhỏ miếng bỏng ra nữa. Người đàn ông bản địa đi cùng chúng tôi vội cầm lấy miếng bỏng, bẻ nhỏ từng miếng rồi đưa ông ăn.

Một lát sau, chừng như cơn đói đã tạm thời được thỏa mãn, ông Phẩy mới đỡ run rẩy hơn. Ông lôi trong chiếc bao tải rách mang theo ra vài quả bưởi héo, mời chúng tôi “Nhẹn bủi á…” (Ăn bưởi đi – Tiếng Dao đỏ - PV). Khi ấy, anh bạn đi cùng tôi nghe không rõ, cứ ngỡ rằng ông Phẩy nói câu gì đó bậy bạ lắm. Ông Phẩy không biết tiếng Kinh, chỉ nói bập bẹ được vài lời chào hỏi. Tôi phải nhờ một người đàn ông dân tộc Dao làm phiên dịch. Chừng thấy ông Phẩy đã tỉnh táo hơn sau cơn đói, tôi nhờ người nói tiếng Dao với ông, bảo ông dẫn chúng tôi về nơi ông ấy ở. Bước đi của ông Phẩy vẫn xiêu vẹo, như sắp quỵ xuống.

Theo Infonet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tuyên Quang: Hành trình đi tìm 'người rừng'

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI