Thứ hai, 20/01/2025, 20:48:58 PM (GMT+7)

Tới Sa Pa vượt rừng tìm thác Tình yêu Tin ảnh

(10:30:44 AM 10/10/2014)
(Tin Môi Trường) - Bên cạnh thác Bạc, bản Cát Cát, du khách có thể ghé thăm thác Tình yêu trên con đèo Ô Quy Hồ huyền thoại.

Tới[-]Sa[-]Pa[-]vượt[-]rừng[-]tìm[-]thác[-]Tình[-]yêu
Thác Tình yêu là ngọn thác nổi tiếng nằm tại xã San Sả Hồ, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 14 km về phía tây nam. Nơi đây là một trong những điểm bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Fanxipan.
 Tới[-]Sa[-]Pa[-]vượt[-]rừng[-]tìm[-]thác[-]Tình[-]yêu
Để tới được thác Tình yêu, du khách phải đi sâu vào rừng, xuyên qua khu rừng trúc xanh mướt. Vào tháng 3, con đường dẫn tới thác trở nên đẹp hơn nhờ sắc đỏ rực rỡ của hoa đỗ quyên. Tất cả hòa quyện tạo thành bức tranh thiên nhiên quyến rũ.
Tới[-]Sa[-]Pa[-]vượt[-]rừng[-]tìm[-]thác[-]Tình[-]yêu 
Sau 20 phút di chuyển qua rừng trúc và men theo con đường đất đỏ, du khách sẽ bắt gặp con suối Vàng. Chỉ cần leo lên thượng nguồn là có thể tận mắt chứng kiến thác Tình yêu.
 Tới[-]Sa[-]Pa[-]vượt[-]rừng[-]tìm[-]thác[-]Tình[-]yêu
 Thác Tình yêu có độ cao 100 m, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa xuống con suối Vàng. Nhìn từ xa, thác hiện lên như hình chiếc nón uốn lượn bên thảm thực vật xanh mát xung quanh.
 Tới[-]Sa[-]Pa[-]vượt[-]rừng[-]tìm[-]thác[-]Tình[-]yêu
 Trong truyền thuyết, thác Tình yêu là nơi gặp gỡ của một nàng Tiên trời và chàng tiều phu tên Ô Quy Hồ. Tuy nhiên vì không được sự đồng ý của nhà Trời mà đôi trái gái này không thể tới được với nhau. Cuối cùng vì nhớ người yêu, nàng Tiên trời đã hóa thành loài chim lông vàng bay quanh đỉnh núi kêu 3 tiếng Ô Quy Hồ da diết khôn nguôi.
Tới[-]Sa[-]Pa[-]vượt[-]rừng[-]tìm[-]thác[-]Tình[-]yêu
Giá vé tham quan thác Tình yêu là 35.000 đồng/ người. Nếu may mắn đến vào ngày sương mù, du khách có thể chứng kiến khung cảnh đẹp tựa chốn bồng lai.
Tới[-]Sa[-]Pa[-]vượt[-]rừng[-]tìm[-]thác[-]Tình[-]yêu
Thác Tình yêu nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn và là địa điểm mới được đưa vào khai thác du lịch. Bên cạnh các địa danh quen thuộc như núi Hàm Rồng, thác Bạc... du khách đến Sa Pa có thể chọn thác Tình Yêu như một luồng gió mới cho chuyến tham quan.
 Tới[-]Sa[-]Pa[-]vượt[-]rừng[-]tìm[-]thác[-]Tình[-]yêu
 Những bông hoa dại tô điểm con đường đến với thác Tình yêu.

Tuấn Đào
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tới Sa Pa vượt rừng tìm thác Tình yêu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI