Khám phá
Thành nhà Hồ chính thức là di sản văn hoá nhân loại
(09:46:58 AM 28/06/2011)
Cuối cùng, sau 6 năm miệt mài lập hồ sơ, khai quật khảo cổ, chúng ta đã chứng minh cho UNESCO, chứng minh cho cả thế giới biết được: Một thành luỹ được triều Hồ xây dựng cách đây hơn 600 năm lịch sử vẫn còn nguyên vẹn, trường tồn cùng thời gian; một thành đá cổ do con người tạo dựng được giới khoa học đánh giá đẹp nhất ở khu vực Châu Á.
Sự kết hợp tài tình của nhiều yếu tố như: Tính kiên trì, khoa học, nghệ thuật... đã tạo nên những bức tường thành vững chãi. |
Thông tin thành nhà Hồ chính thức là di sản văn hoá nhân loại đã làm tất cả người dân xứ Thanh và hơn 80 triệu người cùng mang dòng máu Việt tự hào về những giá trị to lớn do lịch sử cha ông để lại. Không dừng lại ở đây, thành nhà Hồ giờ còn là niềm kiêu hãnh, là “báu vật” của nhân loại sinh tồn trên trái đất này.
Cổng thành phía nam với 3 cửa cuốn từ những khối đá lắp ghép hình múi khế, giúp cho toà thành trường tồn cùng thời gian. |
Sau 6 năm (2006-2011) với bao nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn do điều kiện khách quan, được sự quan tâm của các ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia trong nước và quốc tế; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa; chính quyền địa phương; sự hợp tác và giúp đỡ của nhân dân huyện Vĩnh Lộc; hành trình của di sản thành nhà Hồ trên quê hương xứ Thanh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại.
Lúc 13h (giờ địa phương) - tức 18h (giờ Hà Nội) ngày 27.6, tại kỳ họp thứ 35 của Uỷ ban Di sản thế giới tổ chức tại Paris (Cộng hoà Pháp) đã chính thức công nhận thành nhà Hồ trở thành di sản văn hoá thế giới.
Các hiện vật được tìm thấy qua các đợt khai quật ở khu vực thành nhà Hồ. Ảnh: Anh Tuấn |
Trong niềm vui chung, ông Nguyễn Xuân Toán - Trưởng phòng Nghiệp vụ di sản, Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ - cho biết: “Niềm vui, những giọt nước mắt hạnh phúc của anh em ban quản lý đã vỡ oà! Thật là cảm động”.
Ông Toán cho biết thêm: Di sản văn hoá thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử rộng 155,5ha nằm trong vùng đệm rộng 5078,5ha với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với những giá trị nổi bật: Khu di sản thành nhà Hồ là trung tâm kinh thành của Việt Nam vào cuối thể kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nơi đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.
Các thuộc tính chứng minh cho nét đặc sắc mang tầm vóc giá trị nổi bật toàn cầu của nó bao gồm tòa thành đá được xây dựng bằng kỹ thuật đá lớn. La thành, Nam Giao, các tầng văn hoá nối tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích cung điện, đền đài, đường sá và nghệ thuật trang trí, các làng cổ cùng toàn bộ cảnh quan đồi núi, sông hồ mang đậm chất phong thủy điển hình còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn”.
Cổng phía bắc thành nhà Hồ còn nguyên vẹn, uy nghi. Ảnh: Anh Tuấn |
Di sản thành nhà Hồ thể hiện rõ rệt dấu ấn của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á liên quan đến sự phát triển của kiến trúc, quy hoạch, cảnh quan khu vực vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Sự nổi trội trên các phương diện thiết kế cảnh quan đô thị, kiến trúc thành đá, kỹ thuật xây dựng đá lớn và các ảnh hưởng tác động lẫn nhau nhiều chiều của khu di sản tới kỹ thuật xây dựng thành quách sau đó ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á chỉ thấy duy nhất ở thành nhà Hồ.
Di sản này chứng minh cho sự nổi bật về một loại công trình kiến trúc được xây dựng bằng đá lớn. Nó còn là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm. Kỹ thuật xây dựng đá lớn độc đáo đã được kết hợp một cách sáng tạo, tài tình. Thành nhà Hồ còn chứng minh sự tỉ mỉ, kỳ công, tài hoa điêu luyện của con người thời bấy giờ về mặt thao tác kỹ thuật thủ công liên hoàn như: Khai thác đá, gia công đá, vận chuyển các khối đá nặng từ 10 - 26 tấn; cách xử lý móng nền đá, nâng các khối đá lớn lên độ cao trên 10m, vừa đảm bảo được công năng kiến trúc, vừa đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cần thiết của một đô thành.
Thực sự thành nhà Hồ là một kiến trúc quân sự thuộc hàng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất vốn được xem như một hiện tượng đột khởi “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách ở Việt Nam và trên thế giới. Khu di sản đáp ứng các yêu cầu về tính toàn vẹn, tính xác thực được nêu trong hướng dẫn hoạt động thực hiện Công ước Di sản thế giới. Toàn bộ tòa thành đá, La thành, Hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, di tích chùa đền, hang động liên quan đến kết hợp với cảnh quan núi non, sông nước đậm nét phong thủy đang được bảo tồn toàn vẹn, tốt nhất theo luật pháp.
Anh Tuấn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.