Khám phá
Phát hiện hóa thạch thằn lằn bay "Avatar”
(10:39:22 AM 16/09/2014)
Loài thằn lằn bay mới giống với sinh vật trong phim "Avatar". Ảnh: Iflscience.
Hai mẫu vật của loài thằn lằn bay, có tên khoa học là Ikrandraco avatar (nghĩa là rồng Ikran trong phim "Avatar") được hai tiến sĩ Xiaolin Wang, thuộc Viện khoa học Trung Quốc, và Alexander Kellner, giảng viên Đại học liên bang Rio de Janeiro, Brazil, tìm thấy ở Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc.
Theo các nhà cổ sinh vật học, Ikrandraco có sải cánh dài 2,5 m. Nó sở hữu một cái túi ở cổ họng giống như loài bồ nông và có thể ăn những con cá nhỏ tìm thấy ở các hồ nước ngọt. Ikrandraco thường bay thấp trên mặt nước và lướt hàm dưới xuống nước để bắt cá.
"Ikrandraco không có mào trên đầu như nhiều loài thằn lằn bay khác. Phía dưới hàm dưới của loài sinh vật này có một cấu trúc giống như lưỡi câu tạo điểm neo cho phần túi ở cổ họng", Sci-New dẫn lời tiến sĩ Alexander Kellner nói.
Loài thằn lằn nói trên có hàm răng nhỏ và cấu trúc nhô bất thường ở hàm dưới, giống như rồng Ikran trong bộ phim khoa học viễn tưởng "Avatar".
"Nó sống ở vùng khí hậu ấm áp, trong một hệ sinh thái có cả khủng long, chim muông, các loài động vật có vú, ếch, rùa, và rất nhiều loại thực vật phong phú khác", tiến sĩ Xiaolin Wang cho biết thêm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.