Thứ tư, 22/01/2025, 23:16:59 PM (GMT+7)

Phát hiện dấu vết của Cổng địa ngục tại Thổ Nhĩ Kỳ

(14:23:26 PM 30/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Một tàn tích với tên gọi "cổng địa ngục" đã được phát hiện từ đống đổ nát ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ học Ý công bố.

Tái hiện lại khung cảnh ngôi đền

 

Cổng địa ngục là danh từ rất nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, là cánh cổng dẫn đến cõi chết.

Và người ta đã tìm thấy một cái như vậy  tại thành phố Phrygian cổ xưa của Hierapolis, bây giờ được gọi là Pamukkale, nơi được mô tả như một cánh cổng mà khi mở ra sẽ giải phóng hơi độc chết người.

"Một khoảng không gian chứa đầy hơi sương mù dày đặc khiến người ta khó mà nhìn rõ mặt đất. Bất kỳ động vật xấu số nào lạc vào sẽ nhận lấy cái chết ngay lập tức ", nhà địa lý Hy Lạp Strabo cho biết.

Công bố trong tháng này tại một hội nghị về khảo cổ học Ý tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, phát hiện này đã được thực hiện bởi một nhóm do Francesco D'Andria, giáo sư khảo cổ học cổ điển tại Đại học Salento.

D'Andria đã tiến hành nghiên cứu khảo cổ học tại di sản thế giới của Hierapolis. Hai năm trước, ông đã tuyên bố khám phá ở đó ngôi mộ của Thánh Philip, một trong 12 tông đồ của Chúa Giêsu Kitô.

Được tìm thấy lần đầu khoảng năm 190 TCN bởi  Eumenes II, vua xứ Pergamum (197 TCN-159 TCN), Hierapolis được đưa đến Rome trong năm 133 TCN.

Thành phố Hy Lạp cổ đại đã phát triển thành một thành phố La Mã hưng thịnh, với những ngôi đền, nhà hát và phổ biến là các suối nóng thiêng liêng, được tin là có đặc tính chữa bệnh.

Với một loạt các tàn tích hỏng bị bỏ rơi, có thể là kết quả của trận động đất. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những kiến trúc cổ xưa, cùng một dòng chữ cổ với nội dung nói rằng nơi đây là nới thực hiện nghi lễ cũng tế cho các vị thần dưới lòng đất - Pluto và Kore.

 

Toàn cảnh di tích

D'Andria cũng tìm thấy phần còn sót lại của một ngôi đền, một hồ bơi và một loạt các bậc thang - tất cả đều phù hợp với mô tả của các tài liệu cổ về cúng tế.

"Mọi người có thể xem các nghi lễ thiêng liêng từ phía sau, nhưng họ không thể tiến gần đến nơi cánh cổng mở. Chỉ có các linh mục có thể đứng ở phía trước của cổng"

Buổi lễ hiến tế một số con vật và chúng chết ngay sau đó khi đưa đến gần cánh cổng.

 

Một số con vật bị chết khi đưa đến gần di tích

"Chúng tôi có thể xem các thuộc tính gây chết người của hang động trong quá trình khai quật. Một số loài chim đã chết do cố gắng lại gần cánh cổng, ngay lập tức bị giết bởi các khí carbon dioxide, "D'Andria.

Chỉ có một số quan tư tế có thể lại gần cánh cổng mà không bị gây hại, có thể họ có cánh miễn dịch hoặc thuốc giải độc.

Theo D'Andria,
Hierapoli là một điểm đến nổi tiếng trong các dịp lễ. Khách hành hương trong đến làm lễ và nhận được những lời tiên tri, do khói từ các mạch  nước ngầm của Hierapoli có thể gây ra ảo giác.

Trong thế kỷ thứ 6, Cổng địa ngục đã bị xóa sạch bởi các quan chức nhà thờ. Và động đất sau đó đãhoàn toàn chôn vùi nó. D'Andria và nhóm của ông đang làm việc để tái tạo lại hình ảnh nguyên trạng của
Hierapoli.

MINH GIANG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện dấu vết của Cổng địa ngục tại Thổ Nhĩ Kỳ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI