Khám phá
Người tiền sử ăn uống ra sao?
(09:41:42 AM 22/05/2012)
|
Phân tích những chiếc răng hóa thạch có thể giúp chúng ta hiểu biết về chế độ dinh dưỡng của người tiền sử. Ảnh minh họa. |
Các nhà khoa học đã so sánh những chiếc răng của 58 người sống trong các thời đại khác nhau từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 19 tại Tây Ban Nha và những chiếc răng hoá thạch của người Inuit cổ đại sống tại vùng Alasca (Mỹ).
Để làm được việc này, họ đã nghiền nhỏ những mẫu vật đến kích thước rất nhỏ (trung bình 5 đến 10 miligam) và xác định thành phần các đồng vị của cacbon và nitơ nhờ quang phổ khối.
Trên cơ sở những đồng vị bền của 13С và 15N các nhà khoa học đã xác định được những đặc điểm về ăn uống của người tiền sử. Nguyên tố Nitơ - hầu như không ngoại lệ - có mặt trong tất cả các loại thực phẩm là thịt và việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này thay đổi theo tỷ lệ giữa nitơ và đồng vị của nó trong các mô.
Các kết luận rút ra là:
- Thứ nhất, tỷ lệ thịt xác định trong các mẫu răng người Tây Ban Nha trùng với những đánh giá độc lập khi phân tích collagen của xương.
- Thứ hai, việc phân tích mẫu răng hoá thạch của người Inuit cho biết tỷ lệ thực phẩm thịt trong khẩu phần ăn của họ cao hơn tỷ lệ đó trong khẩu phần của người Tây ban Nha. Điều này cũng phù hợp với khẩu phần ăn hiện nay của thổ dân Inuit sống tại Alasca.
Hiện nay còn có cả những phương pháp khác nữa cho phép thu được những thông tin tương tự từ các mẫu khác như collagen của xương, tóc, móng tay. Tuy nhiên nếu dùng các mẫu vật đó để phân tích thì buộc phải phá huỷ những đoạn xương hoá thạch. Thêm nữa, tóc và móng tay hiếm hoi, rất ít khi phát hiện được trong các khu di tích khai quật vì chúng không bảo quản được trong thời gian dài.
Ngược lại những chiếc răng hoá thạch rất dễ tìm được và dễ bảo quản. Ưu điểm của phương pháp mới là có thể xác định được người thượng cổ ăn gì mà không cần phải làm hư hại đến các mẫu vật quý giá.
Công trình này được công bố trên Tạp chí Journal of Archaeological Science, dưới dạng tóm tắt và toàn văn trên trang mạng của Trường ĐH bang Nevada.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam
-
Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
-
Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
-
Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
-
Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
-
Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
-
Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
-
Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
-
NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) (18/02/2025)
- "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" (15/02/2025)
- SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố (15/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)