Thứ tư, 22/01/2025, 23:12:31 PM (GMT+7)

Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của bướm Nữ Hoàng Tin ảnh

(16:41:30 PM 19/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Bướm Alexandra Birdwing (tên khoa học: Ornithoptera alexandrae) là một loài côn trùng bộ Cánh màng thuộc họ Bướm đuôi nhạn Papilionidae có nguồn gốc tại khu vực Papua New Guinea.

 Loài bướm này được nhà khoa học châu Âu Albert Stewart Meek ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1906. Sau đó vào năm 1907 người ta đã quyết định lấy tên của Nữ hoàng Alexandra - vợ của vua Edward VII của Anh - đặt cho nó để tôn vinh bà. Loài này cũng được ghi nhận là loài bướm lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên hiện chúng cũng đang phải đối diện với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao do bị tìm bắt quá nhiều và cả sự biến đổi khí hậu và mất môi trường sinh sống.

 
Loài bướm Alexandra Birdwing con cái thường lớn hơn con đực với đôi cánh rộng và tròn hơn. Những con bướm cái có thể đạt sải cánh tới 31 cm, chiều dài cơ thể khoảng 8 cm và khối lượng lên đến 12 gram, những số đo của một loài bướm rất lớn. Bướm cái có đôi cánh màu nâu với những mảng màu trắng, cơ thể màu kem và có một phần nhỏ trên ngực có lông màu đỏ. Bướm đực nhỏ hơn, cánh thường cũng màu nâu nhưng cũng có những dấu hiệu của màu xanh lá cây hay màu vàng nhạt. Sải cánh của bướm đực vào khoảng 16-20 cm. Một điểm đặc biệt về hình thái của bướm đực là có đốm vàng trên cánh sau.
 
Loài bướm Alexandra Birdwing phân bố hạn chế tại các khu rừng thuộc tỉnh Oro ở miền Đông Papua New Guinea.
Chế độ dinh dưỡng:
 
Những con bướm Alexandra Birdwing cái đẻ khoảng 27 trứng trong suốt cuộc đời của mình (?!) (điều này được thống kê dựa trên kết quả giải phẫu cơ thể bướm mẹ thực hiện bởi Ray Straatman). Ấu trùng mới nở sẽ ăn chính vỏ trứng của chúng trước khi tiếp tục phát triển bằng nguồn lá tươi. Ấu trùng bướm có màu đen với những nốt đỏ và có một dải nhỏ màu kem ở giữa cơ thể.
 
Cùng ngắm nghía những hình ảnh ấn tượng về loài bướm này:
 

 

 

 

 

 

Sâu của loài bướm này cũng rất đẹp
 

Bích Thư (Tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của bướm Nữ Hoàng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI