Thứ tư, 22/01/2025, 23:15:20 PM (GMT+7)

Nắm bắt được dấu vết về vật chất tối

(18:52:19 PM 04/04/2013)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) ngày 3/4 cho biết có thể họ đã ghi lại được dấu vết của vật chất tối, chất được cho là chiếm 1/4 vũ trụ nhưng từ trước tới nay con người vẫn chưa thể nhìn thấy chúng.


Nhà khoa học Samuel Ting trả lời phỏng vấn tại trụ sở của CERN, gần Geneva, Thụy Sĩ ngày 3/4. (Nguồn: THX/TTXVN)

Nhờ máy đo quang phổ từ trường Alpha (AMS-Alpha Magnetic Spectrometer) được lắp đặt trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) cách đây 2 năm, các nhà khoa học của CERN đã đạt được bước tiến trong việc nghiên cứu vật chất huyền bí này.

Máy đo AMS, đã ghi lại được lượng dư thừa positron (phản hạt của electron) trong tia vũ trụ.

Trong một năm rưỡi qua, máy AMS trị giá 2 tỷ USD này đã thu thập được thông tin về 25 tỷ hạt, trong đó có 400.000 positron có năng lượng từ 0,5 đến 350 GeV (Giga Electronvolt).

Đây là lượng phản vật chất lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện trong vũ trụ.

Theo nhà nghiên cứu chính cho việc thí nghiệm máy AMS Đinh Triệu Trung (Samuel Ting), người đạt Giải Nobel Vật lý năm 1976, trong thời gian tới, máy AMS sẽ đưa ra câu trả lời cuối cùng rằng liệu positron có phải là bằng chứng về sự tồn tại vật chất tối hay không, hay positron là nguồn gốc của một chất khác.

CERN là phòng thí nghiệm vật lí hạt cơ bản lớn nhất thế giới, nằm trên đường biên giới Pháp-Thụy Sĩ.

Được thành lập năm 1954, CERN tiến hành phân tích những thông tin do máy AMS thu thập được về phổ năng lượng của tia vũ trụ sơ cấp.

Việc xác nhận lý thuyết về sự tồn tại của vật chất tối có thể mở ra một chương mới trong việc nghiên cứu vũ trụ và có thể sớm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi rằng vũ trụ được tạo ra như thế nào.

Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận ra nó vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn hoặc các vật thể khác, cũng như với toàn thể vũ trụ.

Máy đo AMS nặng gần 7 tấn và có chi phí chế tạo tới 2,5 tỷ USD, là thiết bị đo quang phổ từ trường đầu tiên được đưa vào vũ trụ.


Ngoài máy đo AMS, hiện này còn có một thiết bị khác có chức năng gián tiếp phát hiện vật chất tối là Đài quan sát thiên văn Neutrino ở Nam Cực.

Đài thiên văn này lần theo những hạt neutrino được hình thành khi vật chất tối đi qua Mặt Trời và tương tác với các hạt proton.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nắm bắt được dấu vết về vật chất tối

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI