Thứ tư, 22/01/2025, 20:56:59 PM (GMT+7)

Kỳ bí vùng đất đen

(08:50:08 AM 27/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Đất ở đây có màu đen như ruột bút chì và ngạc nhiên hơn là loại đất đen này được nằm trong bộ hồ sơ “mật”, không được tiết lộ cho bất kỳ ai. Vùng đất kỳ lạ này ở xã Tiên An, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

 Đất đen như ruột bút chì…

 

Ông Nguyễn Thanh Hải – Chủ tịch UBND xã Tiên An, tỏ vẻ không hài lòng khi báo chí về địa phương tìm hiểu vùng đất đen. “Xã không muốn trả lời cho báo chí, vì đến bây giờ toàn bộ hồ sơ lý giải nguyên nhân của loại đất này như thế nào, xã cũng không hề hay biết” – ông Hải nói.

 


Anh Đoàn Ngọc Long dùng tay xoa nhẹ trên mặt đất, đất đen đã chuyển màu lóng lánh như ruột bút chì

 

Nhưng qua một hồi trò chuyện, ông Hải dần dần cởi mở hơn: “Vùng đất đen đó có diện tích hơn 1ha, nằm giáp ranh giữa thôn 3 và thôn 4 của xã Tiên An. Có hơn 50 hộ dân đang sinh sống ở khu vực này. Thấy đất có màu kỳ lạ, nên xã và huyện Tiên Phước đã nhiều lần yêu cầu các ngành chức năng về tìm hiểu, nghiên cứu.

 

Cũng nhiều đoàn trung ương, rồi chuyên gia nước ngoài về đây nghiên cứu một thời gian dài. Nhưng đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời cụ thể nào để người dân cũng như chính quyền an tâm. Điều ngạc nhiên là nguồn nước ở đây rất trong. Dân sống trên vùng đất đó vẫn bình thường, sinh hoạt, sản xuất ổn định, không hề có chuyện xảy ra ung thư hay sinh đẻ dị tật bất thường nào…”.

 

Khu đất đen cách trụ sở UBND xã khoảng 500m. Anh Đoàn Ngọc Long (33 tuổi) dẫn chúng tôi ra sau nhà, cho biết: “Một điều khiến cho vợ chồng tôi cũng như các hộ dân ở đây luôn thắc mắc là đất ở đây có một màu đen khác thường, không phải là màu của đất tự nhiên”.

 

Vợ chồng anh xây dựng nhà ở và làm ăn trên vùng đất này hàng chục năm nay. Nhà anh được xây dựng ngay trên vị trí từng là nơi thăm dò địa chất của các đoàn nghiên cứu Liên Xô từ những năm 1980. Quanh nhà anh vẫn còn những dấu vết thăm dò năm xưa. Không chỉ có màu đen khác thường mà đất rất mềm dẻo, tơi xốp.

 

Lúc này, anh Long dùng tay xoa nhẹ trên mặt đất, càng xoa thì đất hiện lên một màu sắc lóng lánh, như ruột bút chì, toàn bộ bàn tay của anh cũng bóng loáng theo đất. Anh Long tiếp tục lấy tay nắm một nắm đất, tay anh bị nhiễm màu đen kịt.

 

Đất thì đen, nhưng rất ngạc nhiên là giếng nước ở đây rất trong, hơn cả nước đã lọc sạch. “Chúng tôi thấy có nhiều đoàn về lấy mẫu kiểm tra nhưng kết quả thế nào thì không ai biết. Thấy nước trong thì dùng thôi chứ không biết là có nhiễm chất gì hay không… Đặc biệt hơn, vùng đất này chỉ thích ứng với cây lâu năm, như keo, bạch đàn, dứa và những cây có sức sống dẻo dai, còn trồng hoa màu, rau, cây ngắn ngày là chết” – anh Long cho biết.

 

Đất có chất phóng xạ?

 

Ngày 17/7, ông Dương Chí Công – Giám đốc Sở TNMT tỉnh Quảng Nam cho biết: “Không riêng gì ở xã Tiên An, trên địa bàn Quảng Nam có thêm 2 nơi cũng có loại đất đen như vậy: Một ở huyện Đại Lộc và một ở huyện Nam Giang. Tại 3 địa phương trên, sau khi được phát hiện loại đất đen, Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài đã về tìm hiểu, nghiên cứu rất lâu.

 

Sau khi nghiên cứu và có kết quả, Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam đã bàn giao 3 bộ hồ sơ về kết quả nghiên cứu loại đất đen trên cho tỉnh Quảng Nam. Sau đó, Sở TNMT tỉnh Quảng Nam đã bàn giao 3 bộ hồ sơ trên cho chính quyền địa phương các huyện. Vì đây là 3 bộ hồ sơ “mật” nên không thể cung cấp thông tin cụ thể trên báo chí được”.

 

Không riêng gì ở xã Tiên An, trên địa bàn Quảng Nam có thêm 2 nơi cũng có loại đất đen như vậy, một ở huyện Đại Lộc và một ở huyện Nam Giang”,
ông Dương Chí Công - Giám đốc Sở TNMT tỉnh Quảng Nam cho biết.

Nhưng sau đó, ông Công cũng cho biết thêm loại đất đen này có chứa một chất phóng xạ với nồng độ dị thường (?). Vì đất có chất phóng xạ, nên khu vực có loại đất này cần được trồng nhiều cây thích nghi, đặc biệt là cây dứa, keo, cây lâu năm…

 

“Về khu vực đất đen ở xã Tiên An, chúng tôi cũng đã khuyến cáo đến lãnh đạo địa phương không nên đầu tư cơ sở vật chất kiên cố trên vùng đất này, chẳng hạn như trường học, trạm y tế. Người dân sinh sống trên vùng đất đen cũng không nên trồng những loại cây ăn quả, cây lúa, sắn, ngô, khoai.

 

Đặc biệt, không cày xới hay làm sạch mặt đất đi. Vì khi cày xới đất, chất phóng xạ có sẵn trong đất sẽ thoát ra không khí ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên về lâu dài, cũng cần tính đến phương án quy hoạch, di dân ra khỏi khu vực có đất đen chứa chất phóng xạ trên”- ông Công nói.

TRƯƠNG HỒNG (Dân Việt)
Từ khóa liên quan: Kỳ bí, đất đen, phóng xạ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kỳ bí vùng đất đen

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI