Chủ nhật, 19/01/2025, 20:42:40 PM (GMT+7)

Khám phá di sản văn hóa thế giới mới của Việt Nam

(23:20:58 PM 29/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào hôm 27/6.
 

>> Thành nhà Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới

 

Theo sử sách ghi lại, Thành nhà Hồ còn có các tên gọi như Thành An Tôn, Thành Tây Đô, Thành Tây Kinh, Thành Tây Giai, Thành Thạch Thành, được Hồ Quý Ly khi đó là Phụ chính Thái sư dưới triều Trần Thuận Tông (1388 - 1398) cho xây dựng từ tháng giêng đến tháng ba năm Đinh Sửu (1397). Năm 1400, khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Thành An Tôn chính thức trở thành kinh đô nước Đại Ngu từ năm 1400 - 1407, với tên gọi Thành Tây Đô.

 

Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: Thành Tây Đô có La thành, Thành nội và Hộ thành hào. Ngày nay còn nhận thấy một phần La thành là đê đất đắp nối liền những gò đồi tự nhiên chạy theo hữu ngạn sông Bưởi, cách Thành nội hai cây số, và một phần Hộ thành hào bao quanh bốn phía tường Thành nội.
 

Theo Ban quản lý di tích Thành nhà Hồ, Thành nội được xây dựng trên bình đồ vuông: cạnh đông - tây dài 877 mét, nam - bắc dài 880 mét, trên diện tích 771.760 mét vuông. Phần tường thành phía ngoài xây bằng 7 hàng đá xếp ngang, 2 hàng đá chìm dưới làm thành móng, 5 hàng nổi trên mặt đất, kích thước trung bình của 5 lớp đất đá nổi trên mặt đất kể từ trên xuống là 0,4 mét, 0,6 mét, 0,8 mét, 1 mét, 1,1 mét. Các phiến đá nặng trung bình từ 10 - 20 tấn, ước tính toàn bộ phần tường đá có khối lượng 25.000 mét khối, phần tường đất khoảng 80.000 mét khối.

 

Thành nội nhà Hồ có bốn cổng: Nam, Bắc, Đông, Tây. Cổng Nam là cổng tiền được xây ba cửa, còn các cổng khác chỉ xây một cửa.

 

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong Thành nội có các công trình kiến trúc như điện Hoàng Nguyên, cung Nhân Thọ, cung Phù Cực, Đông Cung, Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu. Đôi rồng thềm bậc cửa bằng đá bị mất đầu, của một trong các kiến trúc trên, nằm ven đường từ cổng phía Bắc xuống cổng phía Nam, là di vật hiện còn duy nhất trong Thành nội.

 

Các cuộc khai quật khảo cổ gần đây đã phát hiện một phần nền móng kiến trúc trong Thành nội như đường lát đá Hoa Nhai, khuôn viên cửa Nam và nhiều hiện vật đặc trưng của văn hoá thời kỳ Trần - Hồ.

 

Khu di tích Thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích quốc gia từ năm 1962. Ngày 23.9.2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý trình hồ sơ khoa học Khu di tích Thành nhà Hồ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

 

Nhân sự kiện Thành nhà Hồ vừa được vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, xin mời bạn đọc cùng khám phá địa danh nổi tiếng này qua những bức ảnh ghi lại gần đây:

 


Cổng Bắc vào Thành nhà Hồ


Rồng đá bị mất đầu, nằm cạnh đường từ cổng Bắc xuống cổng Nam, là di vật duy nhất của các công trình kiến trúc còn sót lại trong Nội Thành nhà Hồ


Cổng Nam là nơi duy nhất cổng thành có ba cửa


Du khách ghi lại dấu tích lịch sử Thành nhà Hồ


Còn lại với thời gian


Một đoạn Thành nhà Hồ xây bằng đá từ gần 600 năm trước, nay vẫn vững chãi


Hiện vật mới khai quật từ Thành nhà Hồ được trưng bày phục vụ du khách tới tham quan, khám phá

 

Phạm Ngọc Bằng
(thực hiện

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khám phá di sản văn hóa thế giới mới của Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI