Khám phá
Huấn luyện ong để chuyên phát hiện mìn
(09:52:12 AM 25/07/2013)Nhằm tăng tốc độ dọn dẹp những bãi mìn còn sót lại trong những cuộc chiến tranh tại vùng Balkan hồi đầu thập niên 1990 các chuyên gia Croatia đã phải “nhờ” tới sự trợ giúp đắc lực từ những chú ong mật.
Giả thuyết “điên rồ” này tưởng như sẽ bị loại bỏ thì bất ngờ một báo cáo đã được đưa ra qua đó khẳng định sự hiệu quả khi sử dụng phương pháp này.
Croatia sẽ sử dụng ong mật để phát hiện mìn
Các nhà khảo cứu Croatia nói rằng, ong có một khứu giác hoàn hảo có thể phát hiện chất nổ và có thể được sử dụng để giúp tìm mìn chưa nổ chôn dưới mặt đất.
Theo Giáo sư Nikola Kezic, Giám đốc chương trình khảo cứu ong mật được bảo trợ bởi Trường Đại học Zagreb và các quỹ của Liên Hiệp Châu Âu, cho biết: “Ong thích hợp để tìm mìn bởi vì ong có mặt tại tất cả mọi nước, và thời gian huấn luyện ong quen với một mùi nào đó rất ngắn. Đó như là một phép màu vậy, chúng tôi đã thành công với những giả thuyết đã đưa ra”.
Kể từ lúc chấm dứt cuộc chiến tranh tại Croatia để giành độc lập năm 1995, khoảng 2.000km2 khu vực có chứa mìn đã được dọn dẹp để sử dụng, nhưng khoảng 650km2, hầu hết là tại vùng xa xôi hẻo lánh ở miền trung Croatia vẫn chưa được dẹp sạch.
Và đây luôn là “mối nguy” thường trực đối với sự bình yên của người dân Croatia, theo số liệu thống kế trong 5 năm vừa qua đã có thêm 5 vụ chết người do số lượng bom mìn còn sót lại trên đất nước này.
Ông Kezic nói rằng, phương pháp này hy vọng có thể hoàn thiện và được thiết lập đầy đủ hồ sơ trong vài năm sắp tới. Sau đó, những con ong được huấn luyện này sẽ được sử dụng để kiểm tra xem những bãi mìn đã dọn theo phương pháp cũ có còn chất nổ nào sót lại hay không.
Cũng theo ông Kezic thì phương pháp này đòi hỏi một quá trình “đào luyện” khá phức tạp cho những chú ong ong mật vốn chỉ quen tìm “hương” hoa có khả năng phát hiện ra “hương” bom mìn.
Rõ ràng việc các nhà khoa học Croatia dùng ong mật để phát hiện bom mìn là một cuộc cách mạng trong việc các loại côn trùng nhỏ được con người sử dụng vào những công việc hữu hiệu, trang CNJ của Trung Quốc nhận định thêm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.