Khám phá
Cuộc sống bí ẩn của loài lươn trơn
(14:59:10 PM 07/04/2014)Thứ Hai vừa qua, khoảng một giờ sau khi mặt trời lặn, trên đường Taunton tại Bridgwater, một nhóm các xe tải màu trắng tập trung phía sau nhà để xe BMW. Bên cạnh đó, một đám đông ngư dân chất đầy thùng nhựa và khay gỗ đựng đang đứng chờ 1 mẻ lưới nặng trong đêm. Những con lươn đang trườn và quậy bùn. Thủy triều dâng cao và trăng tròn mang số lượng lớn lươn tới bờ biển này. Và trên bờ sông Perrett và Severn, ngư dân và các nhà bảo tồn cùng tập trung tại đây với mục đích bắt được một triệu sinh vật này chỉ trong một đêm duy nhất và – vì tuyến đường di cư của chúng đã bị chặn bởi đập thủy điện, đập chống tràn và phòng lũ phân bố dọc theo bờ sông.
Lươn thủy tinh đang ngày càng nhiều hơn. Ảnh : David Doubilet
Hội nghị về lươn lần đầu tiên được tổ chức tại đây vào năm 2009. Đó là một năm đầy khó khăn đối với loài lươn, số lượng lươn đã đã bị giảm đáng kể. Hơn 200 năm qua, chúng ta đã làm khô hạn và phá hủy 80% các vùng đất ngập nước, trong khi 25.000 trạm thủy điện và hàng chục ngàn loại máy bơm nước chưa được kiểm duyệt được xây dựng trên khắp châu Âu đã đe dọa đến sự tồn tại các loài này nhiều hơn. Đầu năm sau đó, tổ chức bảo vệ lươn Sustainable Eel Group (SEG) đã được thành lập, và các quy định được đưa ra yêu cầu mỗi quốc gia đưa ra một kế hoạch để bảo vệ lươn.Ông Andrew Kerr, Chủ tịch SEG cho biết: “Tại Anh, chúng tôi dẫn đầu trong việc mở đường di cư cho lươn.”
Cuộc hành trình của lươn rất lâu và bí ẩn. Chúng tôi biết rằng chúng được sinh ra tại vùng Sargasso, vì đây là nơi mà những chú lươn nhỏ nhất được tìm thấy. Nhưng chúng tôi đã không bao giờ nhìn thấy chúng sinh sản. Chúng tôi cũng biết rằng chúng không vào gần bờ biển, mà trôi nổi trên đại dương. Chỉ khi chúng tới kênh Bristol, chúng mới bắt đầu bơi – lúc đầu chúng giữ sức, duy trì sự dẻo dai như một vận động viên, cho đến khi chúng đủ sức để có thể bơi lâu hơn.
Và chúng tôi biết một số thay đổi về thể chất mà lươn phải thực hiện để sống sót qua chuyến hành trình của mình - khi họ đến thềm lục địa, lươn chuyển sang hình dạng tựa như tàu ngầm, sau đó chúng sẽ thích nghi từ nước mặn đại dương sang nước ấm của các con sông, và cơ thể chúng chuyển từ màu trong mờ đặc trưng của lươn thủy tinh sang nâu nhạt. Trên đường trở về Sargasso chúng lặn ở dộ sâu 1.000 mét, sâu hơn một chiếc tàu ngầm hạt nhân, và biến mất. Không ai biết lý do tại sao.
Trong số 450 giấy phép bắt lươn được ban hành ở Anh, 150 thuộc về các ngư dân quanh đây. Tối nay, 50 người trong số họ sẽ ra sông. Họ sẽ áp dụng phương pháp câu lươn hiện đại - ngư dân đứng trên bờ sông với lưới cầm tay, nhúng chúng vào trong nước tối đa năm phút, thường chỉ cần 60 giây. Phần lớn họ câu một mình, trong bóng tối và sự bình an của bầu trời đêm.
Anna Carey đã câu lươn được 9 năm. “Chồng tôi đi câu từ năm anh ấy mới 15 tuổi, và bố của anh ấy còn đi câu trước khi bằng tuổi anh ta khi đó”, cô nói. “Một đêm, tôi hỏi anh ấy: “Anh đi đâu vào lúc 3 giờ sáng thế này? - Tôi không tin rằng anh ấy đang đi câu và anh đã dẫn tôi theo.”
Năm ngoái đã có một mẻ lươn nhiều nhất trong 20 năm qua. Năm nay có vẻ còn nhiều hơn - vào đêm chủ nhật, 450.000 con đã bị bắt. Ngày thứ Hai là 1,2 triệu con. Trong thời gian hai tuần với đợt triều cường tiếp theo, có thể còn có nhiều hơn.
Khi tôi còn là một cậu bé, lươn nhiều đến nỗi người ta chẳng muốn ăn.” Kerr nhớ lại. Người dân thậm chí sử dụng chúng làm phân bón. Hiện nay chúng đã gần như trở lại ở mức độ đó. "
“Có thể là hơi sớm để nói rằng loài này đã hồi phục,”, Kerr nói. “Nhưng dựa trên các bằng chứng về những gì chúng ta đang thấy ở đây, nó không phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.