Khám phá
Con người sẽ chết nếu những sinh vật này hồi sinh
(08:42:15 AM 30/10/2014)Rết khổng lồ cổ đại (Euphoberia) có cấu trúc cơ thể tương tự loài rết ngày nay ngoại trừ chiều dài cơ thể đến 1 mét và là tay săn mồi cừ khôi. Chúng ta biết rằng một con rết nhỏ 25 cm có thể ăn thịt các con chim, rắn và dơi thì Euphoberia có thể làm được gì?
Dã nhân Gigantopithecus sống giữa 9 triệu đến 100.000 năm trước ở châu Á cao hơn 3 mét, nặng 1.200 kg, là động vật linh trưởng to lớn nhất từng biết. Hàm răng của chúng đã thích nghi với cách nghiền, xé mọi loại thức ăn.
Andrewsarchus là động vật có vú ăn thịt to lớn với cân nặng tới 1.800 kg. Với tính khí hung dữ của loài săn mồi, chúng là những sinh vật đáng sợ nếu được hồi sinh.
Rồng Megalania đã tuyệt chủng cách đây 30.000 năm, là động vật đặc hữu của châu Úc và được coi là tổ tiên loài rồng Komodo ngày nay. Chúng dài 7,6 mét và phá kỷ lục loài thằn lằn cạn khổng lồ nhất sau khủng long.
Helicoprion là sát thủ đại dương từ 310 – 250 triệu năm trước có cơ thể rất giống cá mập ngoài trừ cụm răng xếp theo xoắn ốc – thứ vũ khí hạng nặng để chúng xé nát con mồi. Chiều dài cơ thể Helicoprion khoảng 4 mét.
Lợn rừng Entelodon cao cỡ một người đàn ông trưởng thành và hung dữ hơn lượn rừng ngày nay nhiều lần. Thậm chí, chúng ăn thịt cả đồng loại nếu bị bỏ đói lâu ngày.
Tôm Anomalocaris có mối quan hệ tổ tiên với các loài chân đốt ngày nay. Chúng ăn thịt (bao gồm cả động vật ba thùy) và di chuyển linh hoạt. Đặc biệt, loài này sở hữu tới 30.000 mắt đơn nên đây được cho là con mắt tiến hóa nhất ở thời đại của nó.
Chuồn chuồn Meganeura tuyệt chủng ở kỷ than đá, là tổ tiên của loài hiện nay. Sải cánh của chúng ước tính dài 66 cm, là loài côn trùng biết bay lớn nhất từng tồn tại. Chúng thường ăn thịt các côn trùng và lưỡng cư cỡ nhỏ.
Cá sấu Deinosuchus sống từ 80 – 73 triệu năm trước to lớn hơn bất kỳ họ hàng nào của chúng ngày nay. Con trưởng thành dài hơn 12 mét và là hung thần đáng sợ đối với cả khủng long.
Hổ răng kiếm tồn tại trong thời gian khá dài từ 2,5 triệu – 10.000 năm trước, nặng tới 336 kg và có hàm răng nanh sắc nhọn, dài như một thanh đoản kiếm. Chúng được ban cho mọi khả năng săn mồi mạnh mẽ nhất của tổ tiên khiến mọi loài động vật đều run sợ.
Cá mập megalodon được coi là loài cá mập lớn nhất từng sống trên Trái đất tung hoành ở các đại dương từ khoảng 28 triệu năm cho đến tầm 1,6 triệu năm trước. Chiều dài tối đa đến 18 mét gấp 3 lần cá mập trắng. Thức ăn ưa thích của chúng là cá voi và các con cá mập khác.
Trăn Titanoboa sống từ 60 – 58 triệu năm trước dài khoảng 42 mét và nặng tới 2.500 kg. Chúng có thể nuốt trọn một con cá sấu Deinosuchus, và cả một chiếc xe bus. Một nghiên cứu cho thấy nếu trái đất nóng lên, loài trăn hiện nay sẽ gia tăng kích thước như tổ tiên của chúng.
Ý kiến bạn đọc về: Con người sẽ chết nếu những sinh vật này hồi sinh
-
dam thi hanh (19:43:33 PM 30/10/2014)su nong len cua trai dat
Con nguoi tu gay gia thi phai tu ganh hau qua. Neu khong biet cach khac phuc kiem soat ve moi mat.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.