Khám phá
Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa mang lại hiệu quả cao
(13:43:23 PM 09/05/2013)
Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Chương trình “Công nghệ sinh thái” gọi tắt “ruộng lúa, bờ hoa” là hình thức trồng các loại hoa quanh bờ ruộng để thu hút thiên địch có ích phòng chống rầy nâu gây bệnh vi rút trên cây lúa. Từ đó, giúp nông dân giảm thiểu, tiến tới không phun thuốc bảo vệ thực vật không cần thiết đồng thời với ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh đảm bảo năng suất cao vừa giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong sản xuất, bảo vệ sức khỏe đồng thời tạo ra nông sản an toàn và thân thiện với môi trường.
"Công nghệ sinh thái" gọi tắt là "Ruộng lúa bờ hoa" (Ảnh minh họa)
Chương trình được sự hỗ trợ của chuyên gia IRRI (Viện Lúa gạo quốc tế) lần đầu tiên triển khai thí điểm trên đồng ruộng Tiền Giang vào vụ đông xuân 2009 – 2010 tại hai huyện Cai Lậy và Cái Bè. Từ đó đến nay, chương trình đã mở rộng ra trên 5.000 ha đất canh tác được áp dụng tại 15 tỉnh, thành phía Nam trong đó 100% số tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng. Qua chương trình cho phép nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất bình quân 2 triệu đồng/ ha/ vụ đồng thời quản lý tốt dịch hại, quản lý rầy nâu không cho bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa cùng nhiều lợi ích to lớn khác đối với cộng đồng.
Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cũng khuyến cáo, để phát huy hiệu quả Chương trình “ruộng lúa, bờ hoa” nông dân cần kết hợp đồng bộ với việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp như: ba giảm, ba tăng; IPM, bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa...Đối với các loại hoa, nông dân cũng nên trồng chăm sóc trước khi xuống giống lúa từ 20 đến 30 ngày.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi một số vấn đề liên quan đến nghề nuôi ong mật, việc áp dụng công nghệ sinh thái gắn kết với bảo tồn đàn ong mật – tác nhân thụ phấn, tăng năng suất cây trồng nói chung và trên cây lúa nói riêng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.